BÀI 18: SỬA CHỮA TỔNG HỢP TV I THIẾT BỊ SỬ DỤNG:

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành truyền thanh - truyền hình (Trang 104 - 109)

I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG:

BÀI 18: SỬA CHỮA TỔNG HỢP TV I THIẾT BỊ SỬ DỤNG:

I. THIẾT BỊ SỬ DỤNG:

− Mô hình TV màu

− Lược đồ máy TV màu

− Máy phát sọc màu

− Máy hiện sóng II. MỤC TIÊU:

III. NỘI DUNG:

− Xác định các khối trên mô hình

− Phân tích mạch trên lược đồ và nêu nguyên lý hoạt động của toàn máy

− Nêu phương phát về định dạng hư hỏng và sửa chữa

1. MỘT SỐ PAN TIÊU BIỂU TRÊN KHỐI NGUỒN TV:

a. Mạch nguồn hoàn toàn không hoạt động :

Khi gặp hiện tượng này cần tiến hành kiểm tra theo trình tự sau:

− Kiểm tra cầu chì ở sơ cấp, đo ohm hai cực tụ lọc nguồn xem có bị chạm hay không? Sau đó kiểm tra các diode chỉnh lưu.

− Cô lập transistor công suất ngang, gắn tải giả (dùng bóng đèn 75W/220V).

− Kiểm tra các tải còn lại (các đường nguồn +190V,+24V,+17V,+12V…) của cuộn biến áp ngắt mở (T511) có bị chạm không.

− Kiểm tra các transistor V513, V512, V511.

− Kiểm tra các điện trở kích, thường bị đứt hoặc bị tăng trị số.

− Kiểm tra các linh kiện ngoại vi của mạch nguồn.

V513 hay bị chạm mối nối C-E. V512 hay chạm C-E.

• Các thông số của V513, V512, V511:

V513: 2SD1710: Vce = 800V, Ic = 8A, hfe = 8, có thể thay thế bằng BUT11(A), BU2520AF.

V512: 2SC3807: Vce = 25V-30V, Ic = 2A, hfe = 1500, nên lưu ý transistor này có hfe rất cao, bạn có thể thay thế bằng 2SD1273.

V511: 2SA844: Vce = 60V, Ic = 50mA, hfe = 400.

b. Hoạt động ở nguồn điện 220V tốt, không hoạt động ở nuòn 110V:

− Hoạt động ở 220V tốt, không hoạt động ở 110V. Như vậy mạch nguồn đã hoạt động nhưng khi cắm điện 110V nguồn kích ban đầu cho transistor công suất nguồn chưa đủ cho transistor ngắt mở (V513) hoạt động.

− Khi gặp hiện tượng này cần tiến hành kiểm tra theo trình tự sau: Kiểm tra mạch kích (R520, R521, R522, C515…)

Kiểm tra tụ lọc nguồn C507 (220µ/400V) có bị khô, bị rỉ không. R524 (88Ω) tăng tị số.

c. Hoạt động ở 110V hay chết transistor công suất nguồn:

− Khi máy hoạt động ở 110V dẫn đén nguồn kích, nguồn cấp cho transistor công suất nguồn thấp → nguồn ra yếu → mạch dò sai hoạt động yếu → tín hiệu hồi tiếp về yếu → làm cho transistor công suất nguồn hoạt động mạnh ( dẫn mạnh do tần số ngắt mở tăng).

− Phương pháp sửa chữa:

Do transistor công suất nguồn hoạt động mạnh nên đối với pan này nên tìm linh kiện transistor công suất nguồn có dòng (Ic) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớn hơn để thay thế transistor V513 2SD1710 có VCE = 800V, Ic : 8A, hfe = 8 min. Ta có thể tìm transistor có dòng lớn hơn như BU2520AF có Vce= 800V, Ic = 10A, hfe = 8 min.

d. Nguồn ra thấp:

− Pan này liên quan đến mạch hồi tiếp khống chế transistor công suất nguồn V513.

− Khi gặp hiện tượng này cần tiến hành kiểm tra theo trình tự sau: Kiểm tra OPTO N501.

Kiểm tra transistor V553.

• Pan thực tế:

OPTO N501 bị chạm C-E Transistor V553 bị chạm C-E

RP551 (VR 2K), R553 bị đứt, VD561 (diode zener 6V3) bị chạm.

e. Mở nguồn bằng vi sử lý không được:

− Pan này liên quan đến lệnh mở nguồn từ chân 15 (7) IC701 đến OPTO N501

− Đối với pan này nên thử cô lập V580 ra xem nguồn B1 +110V có ra đủ không, nếu đủ chứng tỏ nguồn đã hoạt động tốt nhưng do lệnh mở nguồn chưa hoạt động, lần lượt kiểm tra theo thứ tự sau:

Kiểm tra lệnh mở nguồn từ chân 15 (7) IC vi xử lý (N701), khi mở POWER ON: mức thấp.

Kiểm tra các transistor V552, V580, V581, V703.

Kiểm tra các linh kiện liên quan đến đường mở nguồn, thực hiện lần lược các phép đo trên đường mở nguồn để pan.

a. Mất cao áp:

− Khối nguồn phải hoạt động tốt trước khi tiến hành sửa chữa mạch quét ngang.

− Công việc kiểm tra, sữa chữa khối quét ngang theo thứ tự sau: Kiểm tra nguồn 110v tại chân (3) FBT.

Kiểm tra transistor công suất ngang V432

Kiểm tra nguồn 12v tại chân (25) IC đa năng IC N101 (LA76810).

Kiểm tra tín hiệu dao động ngang tại chân (27) N101 (LA76810)

Kiểm tra tín hiệu kích cho transistor công suất ngang V432 tại cực B.

• Thực tế thường gặp hư hỏng transistor công suất ngang bị chạm C- E, rỉ mối nối C-E, trên máy transisto công suất ngang có mã hiệu 2SC5299, bạn có thể thay bằng 2SD1555, 2SD1878, BU2520DF… (có diode đệm và điện trở bên trong).

b. Hình có đường sáng đứng:

− Với hiện tượng này, chứng tỏ khối quét ngang và khối quét dọc đã hoạt động nhưng không có dòng răng cưa cấp cho cuộn H. Yoke.

− Phương pháp kiểm tra:

Kiểm tra cuộn Yoke ngang có bị đứt không.

Kiểm tra các linh kiện liên quan đến cuộn yoke ngang như: L441, R441, C441, C444, R446…

c. Hình bị méo gối:

− Đa số các đèn hình khi kết hợp với vỉ máy TV Trung Quốc đều bị méo gối, hiện tượng méo gối xảy ra là do:

Đặc tính của đèn hình, công nghệ chế tạo đèn hình không phù hợp với vỉ máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vỉ máy chưa có mạch sửa méo gối.

− Phương pháp sửa chữa:

Mở service, vào các mục cân chỉnh liên quan đến thao tác sửa méo gối như: PIN-AMP, PIN-CORR…, tuy nhiên một số máy có chức năng này.

Ráp mạch sửa méo gối.

3. CÁC PAN TIÊU BIỂU TRÊN KHỐI DỌC:

a. Màn hình xuất hiện đường sáng ngang:

− Nguyên nhân gây ra hư hỏng này là do trên khối dao động dọc và công suất dọc có vấn đề .

− Phương pháp tìm Pan:

Kiểm tra cuộn lái dọc (V. Yoke) xem có bị dứt hay không . Kiểm tra nguồn +24V cấp cho chân (6) và chân (3) IC N451

(LA7840).

Kiểm tra điện trở thoát dòng cho cuộn lái dọc R459 (1Ω/1W), xem có bị dứt hay không .

Dùng tay kích vào ngõ vào tín hiệu dao động dọc của IC N451 ở chân số (5) xem có bung khung sáng không:

+ Nếu có bung khung sáng thì mạch công suất dọc tốt.

+ Nếu không bung khung sáng thì có thể hư IC công suất dọc. Kiểm tra tín hiệu dao động dọc tại chân (23) IC N101

(LA76810).

− Khi gặp hiện tượng này cần kiểm tra:

Cuộn lái tia dọc có thể chưa đúng trở kháng.

Các linh kiện chung quanh mạch quét dọc có sai trị số.

− Phương pháp tìm Pan:

Đầu nối lại cuộn lái tia dọc cho đúng tổng trở.

Mở service, vào mục “VERT SIZE” để tăng kích thước dọc . Kiểm tra các linh kiện liên quan mạch quét dọc. Thường điện

trở R459 (1Ω/1W) bị tăng trị số .

c. Hình bị mất tuyến tính:

− Pan này xảy ra thường do các linh kiện liên quan đến mạch công suất dọc.

− Phương pháp tìm Pan:

Đi vào bảng service, thay đổi mục “V-LINE”, “V-POSITION”. Kiểm tra các linh kiện quan mạch hồi tiếp quét dọc như : R455,

R456, R457…

Tụ Boost up (Pump up) bị khô (C451:100µF/35V). Có thể hư IC công suất dọc N451 (LA7840). IV. CÁC BÀI THỰC TẬP:

− Nhận dạng hư hỏng (Pan)

− Xác định vùng hư hỏng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Cách sửa chữa

− Đo các mức điện áp chuẩn

− Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn

− Xác định linh kiện hư hỏng V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ:

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành truyền thanh - truyền hình (Trang 104 - 109)