NHIỆM VỤ CÁC CHÂN TRÊN TUNER:

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành truyền thanh - truyền hình (Trang 82 - 84)

V A= 22K/(47K + 22K) * 110 = 35.

2. NHIỆM VỤ CÁC CHÂN TRÊN TUNER:

− Sơ đồ tổng quát khối Tuner và các khối chức năng

Hình 13-2

− IF (Intermediate Frequency – Tần số trung gian) : ngõ ra tín hiệu trung tần hình từ khối tuner cấp cho khối khuếch đại trung tần hình (VIF).

− AGC (Automatic Gain Control – Tự động điều chỉnh độ lợi): nhận điện áp RF-AGC từ chân 4 N101 (LA76810) cấp cho mạch khuếch đại cao tần trong Tuner.

− VT: khi dò đài chân 8 (VT) N701 vi xử lý đưa ra điện áp thay đổi độ dẫn điện V701, làm thay đổi điện áp tại chân VT từ 0 ÷ 33V, thực chất là làm thay đổi tần số cộng hưởng để chọn kênh.

− MB: chân B+ cấp điện áp +12V cho mạch Tuner hoạt động.

− Chân UB: nhận điện áp phân cực cho băng UHF khi hoạt động ở băng tần UHF, chân này lên +12V

− Chân VL: nhận điện áp phân cực cho băng VHF-L, khi hoạt động ở băng tần VHF-L, chân này lên +12V.

− Chân VH: nhận điện áp phân cực cho băng VHF-H, khi hoạt động ở băng tần VHF-H, chân này lên +12V.

3. HOẠT ĐỘNG MẠCH TRUNG TẦN HÌNH, KHUẾCH ĐẠI HÌNH SỬ

DỤNG TRÊN CÁC MÁY TRUNG QUỐC:

− Tín hiệu trung tần chung (IF) từ ngõ ra hộp chọn kênh (TUNER A101) được V102 khuếch đại, sau đó đưa đến mạch lọc trung tần Z101 (SAW FILTER) tín hiệu IF xuất hiện tại chân 5 và 6 N101 LA76810 được khuếch đại và sau đó đưa tới tầng tách sóng để lấy ra tín hiệu VIDEO tại chân 46 IC này.

− Tín hiệu VIDEO từ Jack AV đưa vào chân 42 IC LA76810 bản thân bên trong IC này đã thiết kế sẵn mạch chuyển đổi AV/TV.

IV. CÁC BÀI THỰC TẬP:

− Xác định các linh kiện của mạch

− Đo các mức điện áp chuẩn

− Đo và vẽ lại các dạng sóng chuẩn

− Nhận dạng hư hỏng (Pan)

− Xác định linh kiện hư hỏng và cách sửa chữa V. KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ:

Một phần của tài liệu Giáo trình thực hành truyền thanh - truyền hình (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)