f- Về công tác kế toán nói chung
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
TSCĐ tính KH SL Nguyên giá Tổng NG TC NS # Mức trích KH tháng này Trích KH theo nguồn TC NS # Tổng cộng TSCĐ TSCĐ tăng KH TSCĐ Phân bổ TK chi phí 62741 62742 62743 62744 6414 6424
Với lượng TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng chiếm tới 67.464.014.955 đ thì Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng nên theo dõi riêng và thực hiện trích phí sử dụng đối với những TSCĐ này. Làm như vậy sẽ đảm bảo tính phù hợp giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được vì những tài sản ấy vẫn đang góp phần tạo ra giá trị sản phẩm. Mặt khác phí sử dụng được trích còn giúp bù đắp chi phí sửa chữa các tài sản này khi chúng bị hỏng hóc. Công ty có thể tuỳ đặc điểm kỹ thuật và sự tham gia của TSCĐ vào quá trình sản xuất kinh doanh để tính phí sử dụng trích hàng năm, hàng tháng cho tài sản. Phí sử dụng của một tài sản cũng được phân bổ vào các tài khoản chi phí như phân bổ khấu hao của tài sản đó.
Để biết thời điểm TSCĐ khấu hao hết, khi ghi sổ TSCĐ đầu năm kế toán lọc ra những TSCĐ sẽ hết khấu hao trong năm đó rồi ghi thời điểm tài sản khấu hao hết vào một bảng riêng. Đến thời điểm TSCĐ hết khấu hao, nếu tài sản vẫn được tiếp tục sử dụng thì kế toán sẽ chuyển tài sản đó sang theo dõi ở sổ TSCĐ đã hết khấu hao. Sổ này phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm của các TSCĐ đã hết khấu hao, đồng thời giúp tính tổng số phí sử dụng phải trích trong tháng.
Mặt khác Công ty nên tuỳ từng tài sản và tuỳ kế hoạch sử dụng tài sản mà áp dụng thời gian sử dụng tối thiểu trong khung thời gian sử dụng Nhà nước quy định hoặc xác định thời gian sử dụng dài hơn cho TSCĐ hữu hình. Làm như vậy giúp giảm bớt tình trạng tài sản vẫn sử dụng tốt nhưng đã khấu hao hết và giúp cho việc trích khấu hao, xác định chi phí sản xuất kinh doanh chính xác hơn.
5. Về kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
Như trên đã nói, việc sử dụng TK 6273, 6413, 6423 để kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là chưa hợp lý. Vì Công ty luôn thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện việc sửa chữa lớn nên Công ty có thể sử dụng các TK phản
ánh chi phí dịch vụ mua ngoài thay cho những TK hiện đang sử dụng thì sẽ thoả đáng hơn.
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là lượng chi phí lớn, phát huy tác dụng trong nhiều kỳ kế toán. Cách hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ như hiện nay làm cho giá thành của các sản phẩm không ổn định, đồng thời không phản ánh được tác dụng kéo dài nhiều kỳ kế toán của khoản chi phí này. Vì vậy Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tập hợp được trong những kỳ kế toán sau.
Đối với những bộ phận máy móc thiết bị đã cũ hay năng lực sản xuất giảm sút cần phải có biện pháp khắc phục ngay bằng cách thay thế hay sửa chữa kịp thời để duy trì năng lực sản xuất thường xuyên của tài sản cố định. Đối với những tài sản cố định không thể sửa chữa, khắc phục được cần có biện pháp xử lý thích hợp như thanh lý, nhượng bán ... và phải thay thế kịp thời bộ phận tài sản cố định mới, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục.
Nếu chúng ta tiếp tục duy trì sản xuất đối với những bộ phận tài sản cố định cũ, năng lực sản xuất sút kém sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động. Từ đó làm cho xí nghiệp mất dần uy tín trên thị trường mà "Uy tín là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư"
6. Các biện pháp tăng cường quản lý TSCĐ
Đi đôi với công tác mua sắm đầu tư TSCĐ thì công ty cũng phải làm tốt hơn nưa công tác quản lý và sử dụng TSCĐ.
- Đối với TSCĐ đang dùng phải sử dụng tối đa công suất, khai thác triệt để tính năng sẵn có và tác dụng của nó. Công ty phải xây dựng được định mức ca máy, làm tốt công tác bảo quản, có biên bản giao cho từng bộ phận, từng người trực tiếp sử dụng, hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành tính năng kỹ thuật của TSCĐ nếu máy móc thiết bị hư hỏng do chủ quan của người sử
dụng thì phải bồi thường thiệt hại và chịu tổn thất về chi phí sửa chữa theo quy định của công ty, các bộ phận quản lý TSCĐ cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
- Trong thời gian có máy móc thiết bị nào nhàn rỗi tạm thời thì công ty có thể cho thuê để tăng thu nhập tránh tính trạng hao mòn không đáng xảy ra.
- Đối với thiết bị văn phòng nên giao trực tiếp cho một cá nhân nào đó có trách nhiệm quản lý.
- Ngoài ra để đảm bảo sử dụng máy móc thiết bị đạt hiệu quả lâu dài thì công ty nên xây dựng kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị hợp lý, khoa học
Nếu thực hiện tốt giải pháp này thì không những nâng cao hiệu quả quản lý TSCĐ sử dụng máy móc thiết bị mà sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí giá thành sản xuất từ đó sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty
KẾT LUẬN
Tài sản cố định là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp nói chung của Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng nói riêng. Nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm, tác động tới sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ một mặt phải quản lý chặt chẽ về giá trị của TSCĐ để bảo toàn vốn cố định, mặt khác phải thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin chính xác, có tính hệ thống về sự biến động và thực trạng của TSCĐ để giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những phương án đúng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh đặc biệt là tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty trong 2 năm 2004-2005. Qua quá trình tìm hiểu thực tế ở công ty em nhận thấy trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như sự tăng lên về quy mô vốn, TSCĐ, nguyên vật liệu .... điều đó đã thể hiện sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Tuy nhiên trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện kế toán TSCĐ cũng gặp không ít những khó khăn và còn tồn tại những hạn chế nhất định.
Qua những kiến thức đã học được trong thời gian qua và trong quá tìm hiểu thực tế em đã hết sức cố gắng để có thể phân tích đánh giá thực tế công
tác kế toán TSCĐ và thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng để từ đó đưa ra các ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty, tuy những ý kiến đề xuất trên không phải là những phát hiện mới nhưng hy vọng đó là sự bổ sung cho thực tiễn kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần bao bì xi măng Hải Phòng. Em hy vọng những ý kiến đề xuất đưa ra trong bài viết này sẽ đóng góp phần nào trong việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế tóan TSCĐ nói riêng cho công ty trong thời gian tới.