Cơ sở xây dựng mô hình:

Một phần của tài liệu Tính thanh khoản ngân hàng thương mại định lượng - Giải pháp và thực tiễn.pdf (Trang 58 - 60)

cChúng tôi đã sử dụng mô hình hồi quy mẫu theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS:

Y = α+βX

Trong đó:

- Y là thu nhập lãi thuần - X là tỉ lệ LLSS

- β là hệ số góc của X

Mô tả dữ liệu:

Trong số hơn 49 NHTM ở Việt Nam thì có 8 NHTM được niêm yết trên HOSE và HNX; 20 NHTM được niêm yết trên sàn UPCOM. Tuy số lượng NHTM trên sàn chiếm hơn 50% số NHTM nhưng chỉ có vài ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2005 đến nay, đây là một trong những hạn chế lớn khi xây dựng mô hình cho thị trường Việt Nam. Bằng phương pháp chọn mẫu chúng tôi đã thu thập số liệu thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu, tiền gửi của khách hàng và các khoản cho vay, ứng trước cho khách hàng từ năm 2005 đến 2010 của một số NHTM nhằm quan sát sự phụ thuộc của lợi nhuận vào tỉ lệ LLSS, đồng thời đưa ra tỉ lệ LLSS tối ưu cho mẫu được chọn ( tạm gọi là ngành).

Sau khi tính toán tỉ lệ LLSS của ngành ta nhận thấy tỉ lệ LLSS có xu hướng tăng trong giai đoạn trước 2007. Điều này là dễ hiểu vì trong những năm 2005 đến trước 2007 nền kinh tế nước ta có nhu cầu vốn cao, cũng như sự phát triển ngày càng thông thoáng của thị trường liên ngân hàng làm cho NHTM mạnh dạn hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn, nhất là cho vay doanh nghiệp với những khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn chưa gây tác động tồi tệ nhất cho khả năng thanh khoản của NHTM. Minh chứng cụ thể cho nhận định này là sự tồn tại và phát triển của các NHTM trong giai đoạn sau 2007 đến nay. Trong giai đoạn này tỉ lệ LLSS có sự sụt giảm để đáp ứng yêu cầu thanh khoản, sau 2008 tỉ lệ này lại tăng nhẹ khi nền kinh tế đang từng bước ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tương quan với tỉ lệ LLSS thì lợi nhuận NHTM cũng có sự tăng lên trong giai đoạn trước 2007, giảm nhẹ 2007 – 2008, và tăng trở lại từ sau 2008. Thể hiện một sự tương quan giữa lợi nhuận ngân hàng và LLSS hay tỉ lệ LLSS đo lường sự thỏa hiệp giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản mong đợi. Đây chỉ là nhận định dự trên quan sát số liệu trong một cuỗi thời gian, vậy nhận định này có còn đúng trong định tính?

Một phần của tài liệu Tính thanh khoản ngân hàng thương mại định lượng - Giải pháp và thực tiễn.pdf (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)