Hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong.doc (Trang 33 - 35)

III, MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XDCB.

1, Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.

1.2, Hệ thống giao thông

a, Hệ thống đường sắt: Tổng số vốn đầu tư khoảng 55 tỷ đồng. Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cao chất lượng các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Hạ Long, Chí Linh - Cổ Thành; nâng cấp các nhà ga, mở một số trạm gác barie của đường sắt ở các điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ,… góp phần nâng cao năng lực vận chuyển, rút ngắn thời gian hành trình, giảm tai nạn giao thông đường sắt.

Tuy nhiên, hệ thống đường sắt chạy qua địa bàn tỉnh hiện chưa đáp ứng nhu cầu vận tải, các tuyến chuyên dụng chỉ phục vụ trong phạm vi hẹp.

b, Hệ thống đường bộ

- Đường quốc lộ: Hệ thống đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 6 tuyến là 5A, 37, 183, 18, 38,10 với tổng chiều dài 115,6km, mặt đường được trải thảm bê tông nhựa, các Quốc lộ 5A, 18, 183, 10 đã được đầu tư hoàn chỉnh. Về cơ bản hoàn thành xây dựng các nút giao thông Quốc lộ với các đường địa phương, cầu vượt dân sinh, đường gom các dự án nâng cao hiệu quả khai thác quốc lộ 5A, quốc lộ 10, đặc biệt các đoạn đi qua thành phố Hải Dương, thị trấn, thị tứ.

Tổng vốn đầu tư trong 5 năm khoảng 410 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 400 tỷ, vốn tín dụng 10 tỷ đồng.

- Đường tỉnh: Đã đầu tư cải tạo, nâng cấp 70km đường tỉnh (bằng 42% kế hoạch). Tổng vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 626 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương 346 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 160 tỷ đồng.

Trên địa bàn hiện có 20 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 337km, có 90 cầu và 489 cống, 5 bến phà. Mạng lưới đường tỉnh đã được gắn kết chặt chẽ với hệ thống Quốc lộ và mạng lưới giao thông của tỉnh nhưng chưa thực sự được phân bố hợp lý. Hiện nay phần lớn các tuyến đường tỉnh chưa đạt cấp IV đồng bằng, mặt đường cấp cao chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10%); các cầu,

cống qua đường đa số có trọng tải thấp từ H8-H13, khổ cầu hẹp, một số cầu phải hạn chế trọng tải dưới 3 tấn, ảnh hưởng đến giao thông. Nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư lớn, chủ yếu được đầu tư bằng vốn ngân sách XDCB tập trung, vốn đầu tư tăng nhưng khối lượng không tăng (chủ yếu tăng là do cải tạo, nâng cấp). Nhìn chung đầu tư vẫn còn dàn trải, các tuyến đường được đầu tư mới chỉ là cải tạo, nâng cấp mặt đường, chưa đầu tư vào cấp đường chuẩn.

- Đường huyện và đô thị:

Trong giai đoạn 2001-2005 đã đầu tư 80km đường huyện và đường đô thị, 20 cầu, cống. Tổng vốn đã đầu tư 290 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương đã đầu tư 150 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 15 tỷ đồng, vốn JBIC 12 tỷ đồng (đường 190C, đường Phùng Khắc), vốn vay tín dụng 113 tỷ đồng.

Các tuyến đường đô thị được đầu tư theo hướng hiện đại, đa số mặt đường cấp cao (chỉ còn 12,9km đường đá dăm, chiếm 37,5%). Tuy vậy, chất lượng đường chưa đảm bảo (đường chất lượng tốt là 21,5km, còn lại là đường chất lượng trung bình và chất lưọng xấu), các cửa ô, đường vành đai của thành phố Hải Dương vẫn chưa được quy hoạch xây dựng. Nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư lớn, vốn đầu tư hạn chế, nhiều tuyến đường trong thành phố chưa được đầu tư đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc) nên hiệu quả đầu tư thấp. Nhiều khu vực trong thành phố chưa có quy hoạch và do quản lý quy hoạch chưa được quan tâm nên kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng mức đầu tư.

Hiện nay có 138 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 716,4km, 191 cầu và 387 cống, mặt đường cấp cao 308 km (chiếm 43% mục tiêu đề ra 50% km đường huyện cấp cao), nhiều tuyến đường chạy qua các khu vực thị trấn, thị tứ. Hầu hết các công trình cầu cống tải trọng thấp, nhiều tuyến bị gián đoạn vì qua sông chưa có cầu hoặc phà cơ giới. Nguyên nhân chủ yếu là do việc

đầu tư vẫn còn dàn trải, các tuyến đường được đầu tư chủ yếu là cải tạo, nâng cấp mặt, chưa đưa vào cấp, khối lượng vốn đầu tư lớn nhưng chưa có giải pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện, chủ yếu vẫn trông chờ vào vốn ngân sách.

- Giao thông nông thôn:

Từ năm 2001-2005 đã đầu tư xây dựng 7.070km đường giao thông nông thôn, trong đó đường chất lượng cao là 4.211km (bê tông xi măng là 3.584km, đường nhựa 627km) và 6.953m cầu cống, các xã đều cố đường ô tô vào đến trung tâm xã.

Tổng kinh phí đầu tư trong 5 năm khoảng 1.148,1 tỷ đồng (bằng 197,9% mục tiêu) trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ từ chương trình phát triển giao thông nông thôn (WB) là 131 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 161,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 50 tỷ đồng, vốn huy động từ dân 805,5 tỷ đồng

Về cơ bản hệ thống giao thông nông thôn được hình thành và trải đều khắp địa bàn tỉnh, tuy nhiên mật độ phân bố còn chưa đồng đều, tỷ lệ đường chất lượng cao thấp, hầu hết cốn tải trọng thấp.

c, Hệ thống đường thuỷ: Trong 5 năm qua bằng nguồn vốn ngân sách chủ yếu đầu tư cho công tác nạo vét thông luồng, quản lý và đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ với tổng kinh phí đầu tư khoảng 55 tỷ đồng (bằng 110% kế hoạch). Hiện nay độ sâu các tuyến sông còn hạn chế về tải trọng thuyền thông qua, nhiều tuyến sông chưa được đưa vào quản lý khai thác vận tải, chưa có quy hoạch đầu tư phát triển giao thông thuỷ với phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong.doc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w