Dịch vụ vận tải: Tăng cường phát triển phương tiện vận tải,

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong.doc (Trang 75 - 77)

II, Định hướng đầu tư xây dựng cơ bản 1, Quan điểm đầu tư xây dựng cơ bản

2.13.2,Dịch vụ vận tải: Tăng cường phát triển phương tiện vận tải,

2, Mục tiêu cụ thể

2.13.2,Dịch vụ vận tải: Tăng cường phát triển phương tiện vận tải,

nâng cao năng lực vận tải, nâng cao chất lượng vận tải, đẩy mạnh áp dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đảm bảo an toàn giao thông và môi trường sinh thái.

+ Vận tải đường bộ: Xoá bỏ các loại xe ô tô đã quá niên hạn, phát triển các loại phương tiện vận tải chất lượng cao, đảm bảo các yêu cầu về an toàn

giao thông và bảo vệ môi trường. Trong 5 năm tới bổ sung khoảng 3.300 xe vận tải hàng hoá và 220 xe vận tải hành khách.

Quy hoạch xây dựng và đưa vào sử dụng một số bến xe khách ở các huyện, thành phố và đầu tư nâng cấp các bến xe khách hiện có trên địa bàn tỉnh. Đối với thành phố Hải Dương việc quy hoạch các bến xe khách mới phải phù hợp với quy hoạch chung cúa thành phố và đảm bảo hiệu quả khai thác lâu dài. Đối với các huyện cần xây mới một số bến ở các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Binhg Giang, Kinh Môn, Cẩm Giàng…Đầu tư xây dựng xong cảng nội địa tại thành phố Hải Dương với diện tích khoảng 40ha, đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hoá không những cho tỉnh Hải Dương mà cho cả các tỉnh, thành phố lân cận.

Tổng vốn đầu tư khoảng 764 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 76 tỷ đồng, vốn tín dụng 450 tỷ đồng,vốn dân doanh 254 tỷ đồng.

+ Vận tải đường thuỷ: Xây dựng mới các bến cảng sông theo quy hoạch, phát triển vân tải thuỷ của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể giao thông vận tải của cả nước; đầu tư hiện đại hoá phương tiện, thiết bị vận tải và xếp dỡ. Đến năm 2010 các phương tiện vận tải thuỷ khoảng 778 chiếc, đẩm bảo các tính năng kỹ thuật theo đăng kiểm Việt nam, chủng loại phương tiện thuỷ được bổ sung theo hướng tăng dần tỷ lệ tàu chở hàng có tải trọng lớn hơn 200 tấn.

Quy hoạch mở rộng, nâng cấp cảng Cống Câu theo hướng hiện đại hoá, liên kết, phối hợp giữa các phương tiện để đưa cảng Cống Câu trở thành trung tâm phân phối và kinh doanh tiếp vận; tiếp tục đầu tư, cải tạo bến Tiên Kiều trở thành cảng Tiên Kiều; các bến chuyên dụng như bến Mỏ đá Thống Nhất, bến Phúc Sơn… được nâng cấp thành cảng sông; một số bến như bến Ninh Giang, Cầu Ràm, cầu Lai Vu…cần được quy hoạch để đầu tư nâng cao năng lực và trang thiết bị xếp dỡ. Đầu tư xây dựng cảng đường thuỷ cạnh cụm công

nghiệp Tàu thuỷ (thuộc xã Lai Vu, huyện Kim Thành) bao gồm cảng sông và bãi container có diện tích khoảng 44ha.

Đầu tư khôi phục tuyến vận tải khách Hải Dương-Kiếp Bạc, trong đó xây dựng một cầu tàu và bến tàu khách phía nam cầu Phú Lương, một cầu tàu và bến tại khu vực Kiếp Bạc và các bến màn tại các đoạn giữa cầu Tiên Kiều- cầu Giám, đoạn Nấu Khê, Đoạn Phả Lại. Nghiên cứu quy hoạch bến Ngọc Châu thành bến tàu khách du lịch.

Tổng vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng, tỏng đó ngân sách trung ương đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 15 tỷ đồng, vốn tín dụng 300 tỷ đồng, vốn dân doanh 115 tỷ đồng.

- Bưu chính viến thông: Trong thời gian tới sẽ đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông, nâng cao chất lượng mạng thông tin liên lạc, tăng phạm vi phủ sóng thông tin liên lạc tới 95% địa bàn tỉnh. Đến năm 2010, 100% số xã trong tỉnh có trạm bưu điện văn hoá xã, nâng tỷ lệ số hộ có máy điện thoại lên 10 máy/100 dân. Tổng vốn đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 600 tỷ đồng, vốn dân doanh 50 tỷ đồng.

- Tín dụng và bảo hiểm: Đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tín dụng ngân hàng, áp dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của xu thế hội nhập; mở rộng các loại hình ngân hàng và mạng lưới các chi nhánh phục vụ để thu hút vốn và cho vay vốn các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mở rộng và phát triển các loại hình bảo hiểm cho nhân dân.

Tổng vốn đầu tư khoảng 230 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 100 tỷ đồng, vốn dân doanh 130 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dưong.doc (Trang 75 - 77)