Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 40 - 42)

2.2.2.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn

Trước khi tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn của KH, các CBTD sẽ xác định xem KH đến xin vay có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để vay vốn hay không, từ đó mới bắt đầu xem xét và ra quyết định.

a/ Điều kiện vay vốn dành cho khách hàng là Doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam

Về cơ bản, điều kiện vay vốn đối với DN của Agribank tương tự như điều kiện vay vốn chung đã trình bày ở chương I. Tuy vậy, mỗi Ngân hàng lại có những đặc thù và tính chất riêng, điều kiện vay vốn từ đó cũng có những điểm khác biệt.

Thứ nhất, điều kiện “Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật” áp dụng cho từng loại hình DN được quy định như sau:

- Pháp nhân: được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96 Luật dân

sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Đối với DN thành viên hạch toán phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý.

- DN tư nhân: Chủ DN tư nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực

hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh: thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng

lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Ngoài các điều kiện “Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp”; “Có PASXKD/DAĐT khả thi và có hiệu quả”; “Sử dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay”, Agribank Việt Nam còn có thêm điều kiện “Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết”, cụ thể:

- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Kinh doanh có hiệu quả, có lãi. Trường hợp DN bị lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

Sau khi DN đã thỏa mãn các điều kiện nêu trên, các CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác.

b/ Kiểm tra hồ sơ pháp lý

CBTD kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý tại Phụ lục 1 ở cuối bài khóa luận. Ngoài ra cần kiểm tra thêm các vấn đề sau:

- Văn bản quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với DN liên doanh.

- Điều lệ hoạt động DN, đặc biệt các điều khoản quy định về quyền hạn, trách nhiệm (xem xét ai là người có quyền quyết định, quyền hạn đến đâu).

- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc), kế toán trưởng hoặc người quản lý về tài chính của DN và người đại diện pháp nhân của DN đó.

- Thời hạn hoạt động còn lại của DN v.v..

c/ Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay

CBTD kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ được trình bày ở Phụ lục 1 “Hồ sơ vay vốn cơ bản” và Phụ lục 4 “Danh mục hồ sơ đảm bảo tiền vay”.

Đối với các bản cáo tài chính dự tính cho ba năm tới và PASXKD/DAĐT, khả năng vay trả, nguồn trả, việc kiểm tra và phân tích xem chi tiết tại phần 7 “Phân tích, thẩm định phương án kinh doanh/dự án đầu tư" dưới đây.

Ngoài ra, kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của DN và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư; ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.

2.2.2.2. Kiểm tra mục đích vay vốn

Việc kiểm tra này bao gồm: (1) Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh hay không; (2) Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ).

Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, cần kiểm tra mục đích vay vốn có đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành hay không.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w