Vấn đề thẩm định tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 59 - 61)

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Chi nhánh Agribank Bách Khoa có quyền tự chủ trong việc quyết định cho vay cũng như việc lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp. Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết các quyết định cho vay của Ngân hàng đều tính tới TSĐB do tình trạng thông tin bất cân xứng: Chi nhánh không thể thu thập đầy đủ thông tin cần thiết và chính xác về DN cũng như DASXKD của

KH cũng như tính khả thi của DAKD, nhưng vẫn được đưa vào điều kiện cho vay nhằm giúp Chi nhánh giảm thiểu rủi ro tín dụng. Việc thẩm định TSĐB bao gồm rất nhiều điều kiện, giấy tờ đi kèm mang tính ràng buộc đối với DN nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.

Lấy ví dụ đối với trường hợp của công ty Tân Bảo, do tính chất khoản vay là mua sắm phương tiện vận tải (ô tô), nên hình thức đảm bảo cũng có nét khác biệt. Ở đây, Công ty đã dùng chính tài sản sẽ có trong tương lai làm vật thế chấp (Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai). Do đó, ngoài Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được lập giữa Chi nhánh Bách Khoa và Công ty Tân Bảo, hai bên còn lập thêm một số giấy tờ cần thiết khác để bảo đảm cho khoản tín dụng này như [2]:

a/ Thông báo vay vốn Ngân hàng và phong tỏa thế chấp: được lập giữa Chi

nhánh Bách Khoa và Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội. Thông báo này để đảm bảo chắc chắn rằng trong thời hạn vay vốn tại Chi nhánh (4 năm), Công ty Tân Bảo sẽ không dùng tài sản hình thành từ vốn vay là chiếc xe ô tô để mang đi chuyển nhượng, biếu, tặng, cho, cầm cố, thế chấp, góp vốn… ở nơi khác.

b/ Biên bản định giá tài sản cầm cố, thế chấp: nhằm xác định giá trị của tài

sản tại thời điểm vay vốn để làm căn cứ tính mức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay cho hợp đồng tín dụng được ký kết giữa hai bên. Đây không phải là giá trị được áp dụng khi xử lý tài sản.

c/ Giấy xác nhận tài sản đã thế chấp tại Ngân hàng: xác nhận việc tài sản đã

được thế chấp hợp pháp tại Chi nhánh Bách Khoa theo quy định tại Điều 16 “Giữ tài sản cầm cố”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm [18].

d/ Phiếu nhập kho, xuất kho tài sản thế chấp, cầm cố: ngoài việc chứng minh

tài sản đã thuộc quyền kiểm soát của Agribank, mọi giấy tờ sở hữu tài sản như Giấy đăng ký xe ô tô (bản gốc) cũng đã được Agribank lưu giữ nhằm tránh việc Công ty Tân Bảo mang tài sản đi thế chấp, cầm cố hay tặng, cho…ở nơi khác.

Tiếp theo là vấn đề định giá TSĐB. Việc định giá do ai chịu trách nhiệm là tùy thuộc vào mỗi Ngân hàng. Đối với Chi nhánh Bách Khoa, việc định giá TSĐB do các CBTD của phòng Kế hoạch Kinh doanh đảm trách. Ông Đào Ngọc Dũng, CBTD Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Chi nhánh cho biết, có 2 cách để tính giá trị TSĐB là BĐS: (1) tuân theo Khung giá của nhà nước hoặc (2) theo giá trị thị trường. Theo kinh nghiệm của các CBTD, nếu tính giá trị TSĐB theo Khung giá của Nhà nước thì sẽ thuận lợi hơn so với Ngân hàng bởi nó đơn giản và thống nhất, tuy nhiên các DN sẽ thiệt hại vì có thể giá đất thực tế của TSĐB cao hơn rất nhiều so với Khung giá chuẩn. Tuy vậy, nếu tính giá trị TSĐB theo giá trị thực tế thì sẽ thuận lợi hơn với DN, nhưng ngược lại sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi xảy ra đền bù (Nhà nước sẽ căn cứ vào Khung giá chuẩn để tính đền bù), đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ bị thiệt.

Ở ví dụ của công ty Giovanni, CBTD đã xác định TSĐB bằng cách lấy tổng giá trị của tài sản theo Khung giá nhà nước và theo giá trị trường rồi chia đôi để lấy một giá trị trung bình nhất, cân bằng lợi ích cho cả hai bên.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w