Các biện pháp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 46 - 48)

Bảo đảm tiền vay là việc Ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho vay.

Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là việc cho vay vốn của Ngân hàng mà theo đó, nghĩa vụ trả nợ của KH vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của KH vay, bảo lãnh của bên thứ ba.

Hiện nay ở Chi nhánh đang áp dụng các biện pháp bảo đảm gồm có: - Thế chấp, cầm cố tài sản

- Bảo lãnh bằng tài sản thế chấp, cầm cố - Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

- Bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hộ nghèo Chi tiết về hồ sơ đảm bảo tiền vay của Agribank được trình bày ở Phụ lục 4 “Danh mục hồ sơ đảm bảo tiền vay”.

2.2.8.1. Điều kiện đối với tài sản được nhận làm bảo đảm tiền vay

Tài sản mà KH vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại Agribank Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây [3]:

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của KH vay, bên bảo lãnh theo quy định sau:

Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của KH vay, bên bảo lãnh và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với tài sản của DN nhà nước phải là tài sản do Nhà nước giao cho DN đó quản lý, sử dụng và được dùng đề bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của KH vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì KH vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

- Tài sản được phép giao dịch

- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì KH vay phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn đảm bảo tiền vay. Đồng thời, bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp.

Agribank sẽ kiểm tra điều kiện của TSĐB và tình trạng thực tế của tài sản theo Phụ lục 3 “Hướng dẫn kiểm tra tình trạng thực tế tài sản đảm bảo tiền vay”. KH vay và bên bảo lãnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đảm bảo tiền vay.

2.2.8.2. Cách xác định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay

Tùy vào từng Ngân hàng mà có những cách xác định giá trị tài sản đảm bảo khác nhau. Với Agribank Chi nhánh Bách Khoa, có ba cách xác định như sau:

- Tự định giá: các CBTD sẽ tự định giá TSĐB của KH dựa trên mức độ uy tín của KH đó.

- Theo giá thị trường: các CBTD tự đi điều tra giá cả thị trường và định giá tài sản cho KH.

- Theo nguyên giá cộng chi phí hợp lý (nguyên giá ghi trên hợp đồng mua bán công chứng cộng một số chi phí khác).

Trên thực tế, các CBTD vẫn thường áp dụng cách tính thứ hai, mặc dù phức tạp và vất vả hơn nhưng đảm bảo an toàn hơn hai cách tính còn lại.

Tài sản bảo đảm tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Việc xác định giá trị tại thời điểm này chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay của Agribank Việt Nam, chứ không áp dụng khi xử lý TSĐB để thu hồi nợ nếu KH không có khả năng hoàn trả tiền vay. Đồng thời, việc xác định giá trị TSĐB phải được lập thành văn bản riêng biệt hoặc ghi kèm vào hợp đồng tín dụng.

Giá trị TSĐB tiền vay do Chi nhánh Agribank, KH vay và bên bảo lãnh thỏa thuận trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo giá quy định của nhà nước (nếu có), hoặc giá mua, giá trị còn lại trên sổ kế toán và các yếu tố khác về giá; với trường hợp xác định giá trị quyền sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai.

Đối với tài sản cầm cố, thế chấp nói chung, mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSĐB. Riêng đối với trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, các giấy tờ có giá khác, mức cho vay tối đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam theo từng thời kỳ. Đối với tài sản thế chấp để vay vốn là bộ chứng từ xuất khẩu: mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừ đi số tiền lãi vay phải trả trong thời hạn vay vốn [3]. Ngoài ra, cần lưu ý những điểm sau đây:

- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Agribank lưu giữ cho đến khi KH vay trả hết nợ gốc và lãi.

- Các tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, Agribank sẽ yêu cầu KH mua bảo hiểm trước khi nhận làm TSĐB.

- Tài sản đảm bảo có thể do Ngân hàng giữ hoặc giao cho người vay giữ có sự kiểm tra, giám sát của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w