Năng Lực Cạnh Tranh Thấp:

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá các công cụ chứng khoán phái sinh và một số gợi ý cho Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)

MINH TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.2.10. Năng Lực Cạnh Tranh Thấp:

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam nĩi chung cịn ở thứ bậc thấp trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và hàng hố. Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2004 Việt Nam xếp thứ 77 trong tổng số 104 nước được xếp hạng. Năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam vẫn yếu kém so với nhiều nước khác.

Xét về các tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ và uy tín của doanh nghiệp, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Nhiều mặt hàng được coi là cĩ khả năng cạnh tranh như gạo, cà phê, dệt may, giày dép đang cĩ nguy cơ giảm sút về sức cạnh tranh. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chưa cĩ nhiều mặt hàng cĩ hàm lượng cơng nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Hơn nữa, phần lớn trong số đĩ hiện nay đang gặp phải những khĩ khăn mang tính cơ cấu như hạn chế về năng suất, diện tích canh tác, khả năng khai thác, đánh bắt. Việc phát triển các mặt hàng mới đang gặp phải những khĩ khăn lớn về vốn, cơng nghệ và định hướng thị trường tiêu thụ. Điều này, cĩ thể minh chứng ở sự tăng trưởng xuất khẩu thấp trong những năm đầu thế kỷ 21 - dưới 10% (những năm 90 của thế kỷ 20 bình quân là 20%). Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam

phải đối đầu với cuộc cạnh tranh khơng cân sức vì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp cĩ quy mơ vừa và nhỏ và tham gia thị trường quốc tế muộn. Hơn nữa, vốn kinh doanh lại rất hạn chế trong khi phải trải rộng phạm vi kinh doanh cả trong và nước ngồi nên khĩ cĩ khả năng đầu tư quy trình cơng nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm cĩ chất lượng cao, cạnh tranh với các sản phẩm ngoại cĩ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Tiềm lực vật chất nghèo nàn cũng dễ dẫn đến hạn chế tầm nhìn cho các chương trình phát triển chiến lược. Trình độ quản lý và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam cịn yếu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ khơng theo kịp yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường hội nhập.

Khả năng của các doanh nghiệp: Nhìn chung, doanh nghiệp của Việt Nam cĩ quy mơ nhỏ, vốn ít, khả năng tổ chức thị trường yếu và phần nhiều vẫn sống dựa vào những ưu đãi của Nhà nước về thuế, tài chính, tín dụng và về cơ chế chính sách. Bên cạnh đĩ, hiểu biết về hội nhập và tổ chức, chuẩn bị cho cơng tác hội nhập đang cịn rất hạn chế. Các doanh nghiệp hiện nay hầu như cịn đứng ngồi cuộc, chưa sẵn sàng tham gia vào tiến trình này trong khi doanh nghiệp chính là đối tượng và cũng là động lực của quá trình gia nhập. Trình độ cán bộ quản lý các doanh nghiệp của ta nĩi chung cịn thấp, thiếu kinh nghiệm, kiến thức về luật lệ quốc tế cũng như trong vấn đề hội nhập, chưa quen cách làm mới, tính thích ứng chưa cao, hạn chế về ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán, kỹ thuật phân tích vĩ mơ cũng như vi mơ rất hạn chế, khả năng sử dụng các cơng cụ quản lý như dữ liệu thơng tin, cơ quan nghiên cứu hỗ trợ.v.v. cịn yếu. Đây là thách thức khơng nhỏ đối với chúng ta khi gia nhập WTO, một "sân chơi" mang lại nhiều lợi ích song lại cĩ quá nhiều "luật chơi" phức tạp.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá các công cụ chứng khoán phái sinh và một số gợi ý cho Việt Nam.pdf (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)