Các chứng khoán phái sinh khác

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro trong thu hút FDI tại thành phố Hồ Chí Minh khi Việt Nam gia nhập.pdf (Trang 29 - 30)

Những quyền chọn mua hoặc bán trình bày trong phần tr−ớc đôi khi đ−ợc đặt cho là chứng khoán phái sinh “ chuẩn mực”. Từ những năm đầu thập kỷ 1980, các ngân hàng và các định chế tài chính khác rất sốt sắng trong việc thiết kế các công cụ phái sinh không chuẩn mực khác để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong một số tr−ờng hợp, chúng đ−ợc phát hành kèm theo với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu để làm cho việc phát hành này hấp dẫn hơn đối với ng−ời đầu t−. Một số chứng khoán phái sinh không chuẩn mực đơn giản chỉ là một danh mục tập hợp của 2 hay nhiều hơn 2 quyền chọn mua và bán chuẩn mực. Những chứng khoán không chuẩn mực khác có thể phức tạp hơn. Khả năng để thiết kế những chứng khoán phái sinh không chuẩn mực mới, thú vị, d−ờng nh− không bao giờ có giới hạn. Các chứng khoán phái sinh không chuẩn mực đôi khi đ−ợc gọi là quyền chọn ngoại lai hoặc đơn giản là công cụ ngoại lai.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một số ví dụ cho 3 loại chứng khoán phái sinh, mặc dù là loại phức tạp nh−ng có thể tập hợp lại thành một danh mục của các quyền chọn mua và bán chuẩn mực.

Ví dụ 17 : Vào năm 1986, Công ty Standard Oil (SO) đã phát hành trái

phiếu mệnh giá 1000 $ mà ng−ời nắm giữ trái phiếu đó sẽ không đ−ợc nhận lãi. Vào thời điểm đáo hạn công ty hứa sẽ trả gốc 1000$ và một l−ợng tiền đ−ợc cộng thêm phụ thuộc vào giá dầu mỏ tại thời điểm đó. L−ợng tiền đ−ợc tính thêm sẽ t−ơng đ−ơng với 170 lần của phần gia tăng của giá dầu tính từ giá 25$ / một thùng. L−ợng tiền đ−ợc cộng thêm sẽ không v−ợt quá 2550$ (t−ơng đ−ơng với giá 40$/ 1 thùng), tức là mức tăng 15$x170. Những trái phiếu này sẽ cho ng−ời nắm giữ có quyền lợi gắn với vận mệnh công ty, gắn với thị tr−ờng. Nếu giá dầu tăng, công ty sẽ có khả năng thanh toán lãi cho ng−ời nắm giữ trái

phiếu, nếu giảm sẽ không có. Giá trị của quyền của ng−ời mua trái phiếu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu. “ Tài sản cơ sở” ở đây là giá dầu.

Ví dụ 18: “Hợp đồng kỳ hạn giải” hay còn gọi là “Hợp đồng kỳ hạn linh

hoạt” là loại hợp đồng khá phổ biến trên thị tr−ờng ngoại tệ. Giả thiết rằng vào ngày 25/3/2005, một công ty có nhu cầu về đồng Sterling trong vòng 3 tháng tới và họ đối mặt với rủi ro tỷ giá ngoại tệ. Tỷ giá này có thể thay đổi (từ 1.55 đến 1.67 $/Sterling) . Công ty sẽ tham gia vào “ hợp đồng kỳ hạn giải “ 3 tháng (25/12/2004) với một ngân hàng để mua với giá 1.619 $/Stecling . Theo hợp đồng này thì giá đ−ợc cố định là 1.619$/ Stectling. “Hợp đồng kỳ hạn giải” có “một giải” ph−ơng án thực hiẹn chọn. Giả thiết rằng giải lựa chọn sẽ chạy từ 1.6$ đến 1.64$. Nếu tỷ giá giao ngay sau 3 tháng thấp hơn 1,6$ thì công ty sẽ mua ở giá 1,6$/ Stecling; nếu tỷ giá này nằm trong khoản từ 1.6 đến 1,64$, thì công ty sẽ mua theo giá giao ngay; nếu giá giao ngay cao hơn 1.64 thì công ty sẽ thanh toán theo giá 1.64$/Stecling. “ Tài sản cơ sở” ở đây là tỷ giá hối đoái.

Ví dụ 19 : Việt nam ký với Cu ba một hợp đồng t−ơng lai. Trong hợp

đồng quy định : Nếu thời tiết m−a không thuận gió không hoà ở Cuba trong vụ mùa năm 2005 thì Việt nam sẽ bán cho Cu ba 200 000 tấn gạo với giá thấp hơn giá trôi nổi 20$/tấn. Tài sản cơ sở ở đây là gạo và với điều kiện khí hậu ở Cuba.

Tóm lại, Nhìn chung ngày càng có nhiều loại chứng khoán phái sinh

đ−ợc phát hiện và sáng tạo ra theo nhu cầu thực tiền kinh doanh. Một số loại quyền chọn giao dịch trên thị tr−ờng OTC có mức lãi phụ thuộc vào biến đổi của công cụ cơ sở trong thời gian hợp đồng. Một số có lãi phụ thuộc vào giá trị biến thiên trung bình của công cụ cơ sở trong thời gian hợp đồng. Một số phụ thuộc vào giá thực hiện theo hàm số của thời gian. Một số lại có đặc điểm là khi thực hiện một quyền chọn sẽ tự động cho ng−ời nắm giữ một quyền chọn khác, một số loại khác giá trị lại phụ thuộc thời tiết, hay giá trôi nổi, một số khác lại phụ thuộc vào lãi suất thị tr−ờng, thậm chí là phong độ của một đội bóng hay bất kỳ biến cố nào khác….vv

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro trong thu hút FDI tại thành phố Hồ Chí Minh khi Việt Nam gia nhập.pdf (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)