- Công cụ ZenOss sử dụng giao diện web giúp cho việc quản trị thuận tiện dễ dàng
- Thực hiện tốt chức năng quản lý cơ bản FCAPS: Cụ thể với chức năng quản lý thiết bị, trong Metrolab có một thiết bị của Huawei đang sử dụng cũng đã được tìm thấy và quản lý. Lý do là trong thư viện MIB của ZenOss có mô tả của thiết bị trên. Điều này cho thấy khả năng quản lý các thiết bị của các hãng khác là có thể được với điều kiện các hãng phải hỗ trợ cung cấp thông tin MIB cho công cụ. Như vậy vấn đề về đa dạng thiết bị có thể được giải quyết. Với chức năng hiển thị topo mạng. Công cụ cũng hiển thị đầy đủ các thiết bị trong mạng và các liên kết giữa chúng. Đây mới chỉ là các liên kết logic (các địa chỉ cùng một lớp mạng được kết nối với nhau trong một đám
mây địa chỉ ), chưa phải là liên kết vật lý nên người dùng khó hình dung topo thật của mạng. Mặt khác vì sử dụng công cụ flash cho giao diện web nên sự tương tác cũng bị hạn chế. Phần cơ sở dữ liệu sử dụng MySQL nhỏ gọn tập trung trên Server có thể được chia sẻ.
- Việc cài đặt hơi phức tạp đòi hỏi có kinh nghiệm cài đặt trên hệ điều hành Linux.
- Bản thử nghiệm là free nên hạn chế một số chức năng quản lý khác như dịch vụ
Khuyến nghị: Với phiên bản ZenOss miễn phí, những thiết bị mà thông tin MIB được phố biến rộng rãi như Cisco thì việc quản lý không quá khó khăn và có thể áp dụng cho việc quản lý thiết bị mạng MAN-E của VNPT tại cấp tỉnh. Với bản ZenOss thương mại thì có thể có những tính năng quản lý cao hơn và hỗ trợ quản lý đa dạng thiết bị hơn thì có thể ứng dụng cho quản lý cấp vùng. Tuy nhiên, ở quản lý cấp vùng có nhiều vấn đề quan trọng như an toàn, bảo mật, ổn định,...mà ở các hệ thống mã nguồn mở khó kiểm chứng được. Vấn đề này cần xem xét kỹ.
4.4 Tóm tắt chương
Trong chương này, một số thử nghiệm về các chức năng quản lý của công cụ mã nguồn mở ZenOss trên Metrolab được thực hiện. Các kết quả thử nghiệm cho thấy công cụ hoạt động tốt không chỉ đối với thiết bị của Cisco mà còn với thiết bị của Huawei.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong luận văn, học viên đã trình bày các nghiên cứu chung về mạng MAN- E, công nghệ quản lý mạng MAN-E và một số đặc trưng của mạng MAN-E VNPT từ đó đề xuất mô hình quản lý áp dụng cho mạng. Theo lộ trình phát triển hệ thống quản lý của VNPT đã được tư vấn bởi chuyên gia nước ngoài, giai đoạn đầu tập trung quản lý phần tử mạng, do vậy học viên cũng đưa ra một số khuyến nghị về chuẩn giao thức, về lưu trữ dữ liệu cũng như chính sách của hệ thống quản lý cho giai đoạn này. Bên cạnh đó, học viên cũng phân tích và lựa chọn một công cụ quản lý dựa trên mã nguồn mở để phục vụ cho việc quản lý. Dựa trên công cụ đã lựa chọn, học viên tiến hành thử nghiệm trên Metrolab của Cisco. Các kết quả ban đầu cho thấy công cụ thực hiện tốt các chức năng quản lý phần tử mạng nhưng thiếu chức năng quản lý dịch vụ.
Với nhu cầu về chức năng quản lý phần tử mạng hiện nay của VNPT thì công cụ hoàn toàn có thể áp dụng được để quản lý các thiết bị thuộc vùng và tỉnh như mô hình đã đề xuất trong luận văn. Bên cạnh đó, xu hướng chung của quản lý là hướng đến mô hình tập trung nhưng chức năng quản lý không nhất thiết phải tập trung (Tham khảo một số mô hình quản lý mạng MAN-E) do vậy vấn đề quản lý dịch vụ có thể được giải quyết bằng việc nghiên cứu phát triển thêm trên công cụ Zenoss hoặc dùng công cụ khác.
Do thời gian có hạn, còn nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý mà luận văn chưa bổ sung đầy đủ, tuy nhiên học viên đã cố gắng khái quát, đưa ra những nhận định, đề xuất và thử nghiệm của mình.
Luận văn không tránh khỏi các thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp quan tâm để đề tài hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS. Hồ Trọng Đạt, Phan Thuý Chinh (2008), " PBB-TE: Công nghệ cho mạng truyền tải Ethernet", Chuyên đề KHCN, CDIT.
[2] ThS. Hồ Trọng Đạt (CDIT), “Sự phát triển của các chuẩn cho Ethernet trong môi trường cung cấp dịch vụ (carrier class)”, Chuyên đề KHCN, CDIT. [3] Nguyễn Quý Minh Hiền (2003), “Quản lý mạng trong xu thế phát triển Mạng viễn thông thế hệ sau”, RIPT
[4] Cisco Systems (2002), “Metro Ethernet WAN Service and Architecture”,
Cisco whitepaper.
[5] Cisco Systems (2004), “Cisco-our NGN Perspective”, Telecomp. [6] Hitachi (1999), “Next Generation Management System”
[7] Dr. Hiroshi Ohta (2007), “Standardization Status of Carrier-Class Ethernet”, NTT.
[8] IETF Internet Draft (2007), “Layer Two Tunneling Protocol (Version 3) -L2TPv3”, IETF.
[9] IETF Internet Draft (2006), “Encapsulation Methods for Transport of Layer 2 Frames Over IP and MPLS Networks”, IETF.
[10] IETF Internet Draft (2007), “Transport of Layer 2 Frames Over MPLS”, IETF
[11] ITU-T (2002), “Principles for a telecommunications management network“, Recommandation M.3010 và M.3400, ITU-T.
[12] Lars Andersson (2002), “OSS Solutions for Network Operators“-white paper, Teleca.
[13] Ph.D Manu Malek (2002), “Network Management: Opportunities and Challenges”, Stevens Institue of Technology, USA
[14] Mark Whalley, Dinesh Mohan (2002-2004), “Metro Ethernet Network- A Technical Overview”, white paper, Metro Ethernet Forum - MEF.
[15] MEF (2005), “Requirements for Management of Metro Ethernet phase 1 Network Element”, Technical Specification MEF 15
[16] MEF (2004), “User Network Interface (UNI) Requirements and Framework”, Technical Specification MEF 11
[17] Ralph Santitoro (2003-2006), “Metro Ethernet Service – A Technical Overview”, white paper, Metro Ethernet Forum-MEF.
[18] Siemens (2007), “Metro Ethernet deployment with Siemens PBB-TE”,
Surpass hiD 6600.
[19] Stephan Roullot (2007), “Product Strategy – Wireline Optics Division T- MPLS Demonstration on 1850TSS”, Alcatel-Lucent.
Một số trang web tham khảo. [20] http://metroethernetforum.org [21] http://www.cisco.com/ [22] http://www.nortel.com [23] http://www.alcatel-lucent.com [24] http://www.zenoss.com [25] http://www.ietf.org [26] http://www.itu-t.org [27] http://www.ieee.org [28] http://www.centos.org [29] http://www.huawei.com