Mô hình quản lý mạng viễn thông TMN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ MẠNG MAN VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ CHO VIỆC QUẢN LÝ MẠNG MAN (THỬ NGHIỆM TRÊN METROLAB CISCO) (Trang 26)

Mạng quản lý viễn thông (TMN) cung cấp các chức năng quản lý cho các mạng và dịch vụ viễn thông, tạo sự liên lạc giữa nó với các mạng và dịch vụ viễn thông cũng như với mạng quản lý viễn thông khác.

Kiến trúc TMN được mô tả chi tiết trong khuyến nghị M.3010 [11], có ba khía cạnh cơ bản trong kiến trúc của TMN là kiến trúc chức năng, kiến trúc thông tin và kiến trúc vật lý:

- Kiến trúc chức năng: mô tả sự phân bố phù hợp của các chức năng trong TMN, sự phù hợp này theo nghĩa cho phép xây dựng các khối chức năng để từ đó có thể thực hiện TMN với bất kỳ mức độ phức tạp nào. Định nghĩa các khối

chức năng và điểm tham khảo giữa chúng để xác định yêu cầu đối với các đặc tả giao diện khuyến nghị cho TMN.

- Kiến trúc thông tin: dựa trên cơ sở các mô hình quản lý mở đã được chuẩn hóa để hỗ trợ việc mô hình hóa thông tin theo chuẩn. Các hoạt động chuẩn hóa TMN sẽ không xây dựng một mô hình quản lý cụ thể mà xây dựng dựa trên các giải pháp được công nhận trong ngành viễn thông, tập trung chủ yếu vào các kỹ thuật hướng đối tượng.

- Kiến trúc vật lý: mô tả các giao diện thực và các ví dụ về thành phần vật lý tạo nên TMN.

Tuy nhiên, để giải quyết sự phức tạp của việc quản lý viễn thông, chức năng quản lý được xem xét để chia thành các lớp logic. Mỗi lớp logic phản ánh các khía cạnh cụ thể của việc quản lý theo các mức độ trừu tượng khác nhau. Kiến trúc này gồm 4 lớp quản lý và lớp phần tử mạng được tổ chức theo hình kim tự tháp như được thể hiện ở hình Hình 1 -13, nó còn được gọi là mô hình phân lớp chức năng của TMN [11].

Hình 1-13: Kiến trúc phân lớp chức năng của TMN

- Lớp phần tử mạng: lớp này bao gồm các đối tượng quản lý của TMN.

- Lớp quản lý phần tử mạng: bao gồm các hệ thống quản lý được yêu cầu để khai thác và điều hành một hay một nhóm phần tử mạng. Ví dụ như chức năng báo cáo cảnh báo, hệ thống quản lý cho thiết bị chuyển mạch, quản lý dữ liệu...

- Lớp quản lý mạng: khi các phần tử mạng kết nối với nhau để tạo thành một mạng thì cần chức năng quản lý mạng để phối hợp các hoạt động trên toàn mạng và hỗ trợ các yêu cầu về mạng của lớp quản lý dịch vụ. Lớp này chịu trách nhiệm về tính khả dụng của tài nguyên, mối quan hệ, sự phân bổ và cách quản lý tài nguyên trong mạng. Nó còn chịu trách nhiệm về hiệu năng kỹ thuật của mạng thực tế và điều khiển các khả năng mạng khả dụng để đưa ra khả năng truy nhập

và chất lượng dịch vụ. Ví dụ như hệ thống giám sát, bảo dưỡng mạng, hệ thống quản lý mạng ngoại vi, hệ thống quản lý bảo mật...

- Lớp quản lý dịch vụ: Lớp này liên quan và chịu trách nhiệm về các khía cạnh thỏa thuận dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Một số chức năng chính của lớp này như xử lý đặt hàng, xử lý khiếu nại về dịch vụ, xử lý hóa đơn, tính cước...

- Lớp quản lý kinh doanh: lớp này chịu trách nhiệm ở mức toàn doanh nghiệp. Nó có các vai trò như hỗ trợ quá trình ra quyết định để đầu tư và sử dụng tối ưu những tài nguyên viễn thông mới, hỗ trợ quản lý ngân sách liên quan. Một số chức năng cụ thể như lập kế hoạch và chiến lược, quản lý tài chính và tài sản, quản lý nhân sự...

Kiến trúc phân lớp chức năng logic này không mâu thuẫn mà bổ sung cho mô hình chức năng FCAPS của TMN, trong đó các vùng chức năng được tổ chức theo chiều ngang và có thể được áp dụng cho tất cả các lớp chức năng logic.[12]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ MẠNG MAN VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ CHO VIỆC QUẢN LÝ MẠNG MAN (THỬ NGHIỆM TRÊN METROLAB CISCO) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w