Qua các phân tích ở chương trước có thể thấy rõ mô hình của quản lý mạng MAN-E tuân theo mô hình TMN như Hình 3 -27 sau:
EMS NE NE NE EMS NE NE NE NMS Environment EMS-NMS Interface EMS-NE Interface
Supplier Flow Domain Supplier Flow Domain
Hình 3-27: Mô hình khuyến nghị của MEF
Mô hình gồm 2 phần là quản lý phần tử mạng EMS và quản lý mạng NMS. Giữa chúng có phần giao tiếp EMS-NMS phục vụ trao đổi thông tin. Các EMS có thể được phân tán và được quản lý bởi duy nhất một NMS.
Theo khuyến nghị MEF 7 [20] mô tả về mô hình thông tin giữa EMS và NMS là “có thể phân chia vùng lưu lượng lớn thành các vùng lưu lượng nhỏ hơn tương ứng với các vùng con hay mạng con và giữa chúng có các liên kết“. Áp dụng khuyến nghị này vào mạng MAN-E VNPT như thế nào để phù hợp nhất? Với 61 mạng MAN-E triển khai (vì có 61 bưu cục/64 tỉnh thành) thì số lượng các thiết bị mạng MAN-E là rất lớn không thể quản lý tập trung được cần phải phân chia ra các vùng con nhỏ hơn. Theo đề xuất của tác giả nên phân chia các mạng MAN-E thành 3 vùng tương ứng với 3 miền Bắc Trung Nam. Mỗi một miền có một hệ thống EMS tham gia quản lý các thành phần mạng. Cấp này chỉ quản lý đến các thiết bị Core và biên của các mạng MAN-E trong vùng. Tiếp đến, để quản lý các thiết bị truy cập phía khách hàng, vì số lượng thiết bị truy cập phía
khách hàng (MSAN, IPDSLAM) là rất lớn, trung bình một tỉnh đến hàng trăm thiết bị nên cần có một hệ thống EMS cấp 2 tại tỉnh phục vụ việc quản lý tài nguyên thiết bị này. Hình 3 -28:
Hình 3-28 :Mô hình đề xuất áp dụng quản lý cho mạng MAN của VNPT Việc phân chia này nhằm mục đích sau:
- Thứ nhất để việc quản lý không quá phức tạp và trên phạm vi quá rộng: Việc phân chia sẽ giảm tải cho hệ thống EMS khi phải quản lý một số lượng lớn thiết bị đảm bảo cho việc vận hành bảo dưỡng cập nhật các thông tin của thiết bị, tránh việc cấu hình thiết bị quá phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động mạng.
- Không ảnh hưởng khi có sự cố, các vùng được cách lý bảo đảm an toàn EMS-1 (vùng 1) MAN-E CEs MAN-E CEs EMS-2 EMS-2 EMS-1 (vùng 2) NMS Core Biên
- Thuận lợi cho việc dò tìm, khắc phục sự cố (các thiết bị lớp core, biên và các thiết bị lớp truy cập người dùng được tách biệt)
- Không quá phức tạp cho việc thay đổi cấu hình bên trong hệ thống quản lý khi thêm bớt mở rộng thiết bị .
- Thuận tiện cho việc phân chia cấp quản lý. - Có thể dùng các công cụ khác nhau tại mỗi vùng
Như vậy, mô hình đề xuất là mô hình phân tán với các hệ thống EMS nằm ở các vùng và tỉnh.
Tuy nhiên mô hình này có một số nhược điểm sau:
- Việc quản lý không tập trung hoàn toàn do phân cấp EMS (EMS1 và EMS2) - Số lượng hệ thống EMS2 triển khai nhiều (mỗi tỉnh một EMS2) gây lãng phí, đặc biệt với tỉnh có ít thiết bị.
- Thông tin dữ liệu về thiết bị truy cập khách hàng tách biệt, không tập trung (tập trung tại tỉnh) khó khăn cho cấp quản lý phía trên.
- Việc quản lý mỗi vùng, tỉnh sẽ không đồng nhất (có thể không dùng cùng công cụ quản lý)