Đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng rất cao : không chỉ về kiến thức tổng quát về các chuyên ngành khác nhau, về pháp luật, kinh tế mà còn phải có kỹ năng tác nghiệp như : kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng phán đóan …..Do đó cán bộ tín dụng phải được các ngân hàng thường xuyên đào tạo và bố trí đầy đủ các phương tiện làm việc .
Phần lớn cán bộ tín dụng đều tốt nghiệp đại học và không ít có nhiều bằng đại học hoặc có trình độ trên đại học .Các kiến thức chuyên môn được đào tạo từ các trường đại học vô cùng quý giá , nhưng không đủ để thực hiện các tác nghiệp tín dụng cụ thể . Các ngân hàng nên xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể cho từng nhóm cán bộ tín dụng, không cần thiết đào tạo tràn lan về ngọai ngử, thanh tóan quốc tế, thẩm định dự án đầu tư như hiện nay gây lãng phí .
+ Cán bộ cho vay tiêu dùng cần có các kỹ năng phỏng vấn, phán đóan để xác định tư cách của người đi vay . Cũng như cần có các kiến thức về : định giá bất động sản, về các mặt hàng tiêu dùng ….
+ Cán bộ tín dụng cho vay các doanh nghiệp cần có khả năng phân tích và đánh giá tính trung thực của báo cáo tài chính, về ngành , nghề cho vay ….
Nói chung nên sắp xếp và đào tạo cán bộ tín dụng theo chiều sâu, theo yêu cầu sản phẩm cho vay mà các ngân hàng đưa ra .
Việc đào tạo phải thường xuyên, liên tục mang tính chất cập nhập . Đào tạo không nhất thiết là phải đến trường lớp, bài bản, có chứng chỉ . Đơn giản và
hiệu quả là sự tiếp cận thông tin với các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực mình đang làm .
Cán bộ tín dụng ngòai có trình độ cao, phải có phẩm chất đạo đức tốt . Việc tiếp xúc với các yếu tố quyến rủ như tiền rất dể làm hư hỏng cán bộ, nhất là trong các doanh nghiệp nhà nước có các thể chế trách nhiệm không rỏ ràng . Cần thiết phải lọai bỏ ngay những cán bộ thiếu năng lực, hoặc có phẩm chất đạo dức kém .