Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 74 - 77)

Kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước như : bộ tài nguyên môi trường, bộ tư pháp hòan thiện khung pháp lý cho các giao dịch bảo đãm theo hướng : đơn giản các thủ tục tạo điều kiện cho các giao dịch thực hiện đúng theo quy định pháp luật .

Hiện nay thị trường thẻ đang bị cắt thành nhiều khúc theo từng lọai thẻ của từng ngân hàng . Ngân hàng nhà nước cần là trung tâm để liên kết thị trường thẻ thành một khối thống nhất, không chỉ hạn chế lãng phí về công nghệ thiết bị mà còn tạo ra tính linh họat , thống nhất của thị trường thẻ Việt Nam .

Thay đổi quyết định số : 317/1999/QĐ – NHNN về quy chế phát hành, sử dụng và thanh tóan thẻ . Thẻ tín dụng là hình thức cho vay khác hẳn với cho vay trung dài hạn, việc áp dụng các điều kiện cho vay trung dài hạn lên thẻ tín dụng là chưa hợp lý . Các quy định về thẻ tín dụng cần thông thóang và linh

họat hơn, mức vay trên thẻ tín dụng thông thường không cần lớn nhưng điều kiện phát hành và thanh tóan thẻ phải đơn giản phù hợp với nhiều lọai nhu cầu khác nhau của khách hàng .

Tiếp tục hòan thiện trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước CIC làm đầu mối cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng . Trung tâm CIC phải được cập nhật thường xuyên không chỉ với khách hàng là doanh nghiệp mà còn là các cá nhân . Sao cho khi một cá nhân, doanh nghiệp có vấn đề với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào thì các tổ chức tín dụng khác đều nhận biết được . Chấm dứt và xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin để bán nợ cho các tổ chức tín dụng khác .

Hiện nay các tổ chức tín dụng đang triển khai thực hiện sổ tay tín dụng, trong đó có công cụ thang điểm dùng để xếp lọai doanh nghiệp . Các tổ chức tín dụng có quyền nhận định doanh nghiệp theo những tiêu chí riêng, tùy theo khả năng tài chính và chiến lược kinh doanh của từng tổ chức tín dụng . Tuy nhiên cũng cần có một chuẩn mực cơ bản về đánh giá xếp lọai khách hàng mang tính khách quan để các tổ chức tín dụng tham khảo . Do đó đề nghị ngân hàng nhà nước ban hành một hệ thống chuẩn mực xếp lọai doanh nghiệp .

Kết luận

Tại các nước phát triển, cho vay tiêu dùng là một chiến lược có tầm quan trọng, chiếm tỷ trọng từ 30 đến 40% trên tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại . Mở rộng cho vay tiêu dùng tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng . Mặt khác mở rộng cho vay tiêu dùng giúp các nhà sản xuất – kinh doanh mở rộng quy mô họat động, nền kinh tế có điều kiện phát triển .

Nghiên cứu “ Mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai “ với mục tiêu dùng cơ sở lý luận khẳng định tính tất yếu của việc mở rộng cho vay tiêu dùng . Đồng thời so sánh, phân tích số liệu, hình thức cho vay tiêu dùng của các ngân hàng quốc doanh trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai đưa ra các mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại làm cho mức độ cho vay tiêu dùng chưa tương xứng với tiềm năng của nó . Từ đó làm cơ sở lý luận cho việc tìm kiếm các giải pháp, kiến nghị góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai một cách có hiệu quả . Các nguyên nhân, giải pháp, kiến nghị để mở rộng cho vay tiêu dùng mang tính trực tiếp, cụ thể có thể áp dụng vào thực tiển tại các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài không tránh khỏi những sai sót và hạn chế về nội dung và hình thức . Rất mong được sự thông cảm và lượng thứ cùng các ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô để bản thân có điều kiện nghiên cứu và hòan thiện tốt hơn .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)