Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng do vay (Trang 51 - 55)

Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định:

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới:

tình hình kinh tế thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay tín chấp cá nhân như: biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh

hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao hay hạ thấp,… nên nhiều khách hàng giảm mạnh thu nhập hay lợi nhuận dẫn đến trả nợ NH không đúng hạn, các khoản vay nợ phải cơ cấu lại, gia hạn, chuyển nợ quá hạn.

Điển hình như ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các DN nói chung và thu nhập của cán bộ, nhân viên DN nói riêng. Ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa qua. Các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém. Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Việc tăng giá phôi thép làm cho một số DN sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm. Từ đó tỷ lệ thất nghiệp của người dân tăng cao và ngược lại là khả năng trả nợ vay tín chấp càng thấp.

Bên cạnh đó, các NHTMCP còn chưa có kinh nghiệm trong việc đối phó các diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường, chưa thật sự đáp ứng được nghiệp vụ và chiến lược ngân hàng hiện đại trên thế giới. Theo Ông Phạm Xuân Hòe, trước đây là Trưởng phòng quản lý vốn và khai thác tài sản, NH Công thương Việt Nam: “Nhìn chung, chính sách cho vay hiện nay vẫn chưa đạt tầm chiến lược, chưa triệt để theo nguyên tắc thị trường (lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận được), bị cuốn theo các hội chứng kinh tế, phong trào khẩu hiệu phát triển kinh tế hay chủ nghĩa thành tích.”

Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các khách hàng thường xuyên của NH phải đối mặt với nhiều khó khăn và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và nước ngoài trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các NH trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên rất cao bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các NH nước ngoài thu hút. Các NHTMCP tư nhân Việt Nam muốn thu hút được khách hàng thì điều kiện vay tín

chấp phải càng dễ dàng, đơn giản hơn lại khiến khả năng gây ra nợ quá hạn cho vay tín chấp càng cao hơn.

Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các khách hàng vay tín chấp cá nhân có thể sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để hợp vốn đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ, do đó sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên, ở nước ta sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý; hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động; sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong thời gian qua. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư theo phong trào của nhiều cá nhân vay tín chấp vào một số ngành như BĐS, chứng khoán dẫn đến khủng hoảng thừa, gây ra nợ quá hạn.

Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật các cấp và chính sách của nhà nước:Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật, hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng NH. Tuy luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động NH thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập như một số văn bản về việc cho vay chỉ định của nhà nước, các chính sách thuế, chính sách XNK,… Khi một trong các chính sách trên bị thay đổi đột ngột như tăng thuế XNK thì một số mặt hàng mà trước đó NH đã mở L/C bảo lãnh nhập khẩu hoặc cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu, nay do thuế tăng nên việc kinh doanh bị thua lỗ, khách hàng không trả được nợ cho NH theo đúng hạn, dẫn đến các khoản nợ quá hạn tăng cao. Hơn nữa, các kế hoạch, dự án quy hoạch khu công nghiệp, khu chung cư, khu chế xuất,…không chính xác, dự báo sức tiêu thụ thị trường thiếu khoa học, định hướng chiến lược không phù hợp cũng khiến khách hàng sử dụng vốn không đạt hiệu quả, không có tiền trả nợ cho NH.

Đặc biệt đối với số nợ không có tài sản bảo đảm, cụ thể là vay tín chấp, thì một số điểm về cơ chế pháp lý còn chưa rõ ràng, đặc biệt là chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về quá trình xử lý khiđối tượng vay tín chấp không có khả năng hoàn trả vốn và lãi cho NH. Cách xử lý nợ quá hạn do vay tín chấp hiện nay còn bị thụ động rất nhiều. Ngoài ra, còn phải kể đến việc thực thi chức năng của các cơ quan nhà nước quá lỏng lẻo: cấp giấy phép tràn lan, công chứng các giấy tờ chứng từ chứng minh tín chấp sai pháp luật, cơ quan thi hành án thông đồng với người thi hành án,…

Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra của NHNN còn chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu thời đại, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thanh tra NHNN còn chưa theo kịp. Nội dung, phương pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu, thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, hoạt động thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, vi phạm nên khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn bị hạn chế. Mô hình tổ chức của thanh tra NHNN cũng còn nhiều bất cập, vai trò kiểm toán chưa phát huy được tối đa hiệu quả. Do vậy mà hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM đã xảy ra dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống nhưng không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, mặc dù lẽ ra điều này có thể nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn.

Hệ thống thông tin quản lý còn nhiều bất cập, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả: Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm DN một cách độc lập và hiệu quả. Thông tin cung cấp từ cơ quan này còn đơn điệu, thiếu cập nhật. Ngoài ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC qua đường X25 của Chi cục tin học NH còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin tại TP.HCM. Các NHTMCP tư nhân

TP.HCM rất khó khăn trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho vay tín chấp cá nhân khi điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng về khách hàng là chủ DN hay cán bộ, nhân viên của DN đó. Do vậy, nếu các NHTMCP tư nhân tại TP.HCM cố chạy theo thành tích, mở rộng cho vay tín chấp trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng này thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ quá hạn và nợ xấu cho cả hệ thống NH.

Các yếu tố bất khả kháng:

Các yếu tố này chiếm tỷ lệ nhỏ trong số các nguyên nhân khách quan gây ra nợ quá hạn do vay tín chấp tại các NH nhưng nếu khách hàng vay vốn gặp phải những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình như chiến tranh, khủng bố, thiên tai,… thì việc sử dụng vốn vay NH đối với khách hàng hầu như không đạt hiệu quả, các NHTMCP tư nhân có khả năng mất vốn hoàn toàn do các khách hàng này thật sự không có khả năng để trả nợ cho NH. Cũng có những trường hợp do bản thân hay gia đình người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ nên khách hàng cũng bị chuyển sang nợ quá hạn. Đối với các khoản vay tín chấp như vậy, NH hầu như bị mất trắng hoặc nếu có thu hồi được thì phải chờ trong thời gian rất lâu, kéo dài nhiều năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng do vay (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)