Kho¸ luËn tèt nghiÖp 32

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Cơ khí và Xây lắp xăng dầu (2008) (Trang 32 - 33)

- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp nhau.

- Tuỳ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà ta cần lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp.

Như vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm vừa có sự khác biệt vừa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần phải dựa vào các cơ sở sau:

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:

- Với sản phẩm giản đơn: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản xuất sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một loại sản phẩm) hoặc có thể là nhóm sản phẩm (nếu nhiều loại sản phẩm cùng tiến hành trong cùng một quá trình lao động). Đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng.

- Với sản xuất phức tạp: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, các phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết sản xuất, bộ phận sản phẩm. Còn đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở từng bước chế tạo.

Loại hình sản xuất:

- Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ: Đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.

- Với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn: Đối tượng hạch toán chi phí phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp), còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hoặc bán thành phẩm như trên.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp Cơ khí và Xây lắp xăng dầu (2008) (Trang 32 - 33)