3.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Trình độ cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc được các khách hàng tốt, dự án tốt. Cán bộ tín dụng tất yếu phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều lãnh thổ, nhiều vùng thậm chí nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, để có được sự đánh giá chính xác về khách hàng họ phải thực sự rất am hiểu khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng kinh doanh, môi trường khách hàng đang sống. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần phải có kỹ năng phân tích từ chi tiết đến tổng thể các thông tin về khách hàng cũng như về dự án đề nghị vay vốn, đồng thời mỗi cán bộ tín dụng cũng cần phải có khả năng dự đoán các
vấn đề liên quan đến khách hàng vay vốn. Bởi vậy, cán bộ tín dụng phải được đào tạo bài bản và đào tạo kỹ lưỡng, toàn diện.
Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cho vay. Nợ xấu rất dễ xuất hiện khi cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy trình tín dụng hay bỏ sót một vài bước trong quy trình để nhằm nhận được những khoản bồi thường từ khách hàng.
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng
Trên thực tế, hoạt động của ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng, nhất quán hợp lý có hiệu quả hơn dựa vào kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân lãnh đạo. Một chính sách tín dụng không thống nhất, thiếu đồng bộ có thể là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.
Trong môi trường cạnh tranh đang càng ngày càng gay gắt, một số Ngân hàng thương mại cổ phần đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm mọi cách lách rào kiểm soát, sai lệch về thông tin … mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để tránh tổn thất cho ngân hàng.
- Sử dụng hệ thống công cụ phái sinh
Là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế nợ xấu phát sinh, tăng thu nhập cho ngân hàng, giảm chi phí hoạt động, công cụ tài chính phái sinh là các hợp đồng tài chính mà giá trị của nó có mối quan hệ chặt chẽ , được bắt nguồn từ công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất hoặt tỷ giá. Các công cụ này được sử dụng để phòng tránh, phân tán rủi ro, chống biến động giá trị hoặc để đầu cơ thu lợi nhuận. Thị trường phái sinh giúp doanh nghiệp cũng như ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Các công cụ trên thị trường tài phái sinh rất đa dạng,nhưng nói chung chỉ có 4 công cụ chính là Hợp đồng tương lai; Hợp đồng kỳ hạn; Hợp đồng hoán đổi và Hợp đồng quyền chọn.
• Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong
tương lai. Ngày trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Thông thường, càng dần đến ngày giao hàng thì giá quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai.
Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó. Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu đó là kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị trường, kết thúc một hợp đồng tương lai và các nghĩa vụ kèm theo của nó.
• Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận trong đó người mua và người bán chấp nhận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định,thời điểm xác định trong tương lai với mức giá ấn định vào hiện tại. Hợp đồng này cho phép các bên mua bán với mức giá tương lai, không phụ thuộc vào giá thị trường hiện tại. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính các nhân. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua và bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường.
Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng.
• Hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính phái sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền
(cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định.
Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ. ác hợp đồng Swap thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC (Over the counter). Hợp đồng Swap không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác.
Có rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi như SWAP tiền tệ, SWAP lãi suất, SWAP chứng khoán... mỗi loại SWAP có một đặc điểm riêng.
• Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính phái sinh cho phép người nắm giữ nó được phép mua (quyền chọn mua ), hoặc bán (quyền chọn bán ) một khối lượng hàng hoá nhất định với giá nhất định và trong một khoảng thời gian xác định (quyền chọn kiểu Mỹ) hoặc điểm thời gian xác định (quyền chọn kiểu Châu Âu). Một điều quan trọng là người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng. Vì vậy khi rủi ro xảy ra, thị trường không theo đúng hướng dự đoán của người nắm giữ quyền chọn thì lỗ lãi được tối thiểu hoá chỉ ở mức giá của hợp đồng quyền chọn.
Việc áp dụng các công cụ phái sinh đối với các NHTM còn rất hạn chế, nhất là các NHTMQD, trong khi khối ngân hàng này có lợi thế hơn về quy mô hoạt động và vốn. Hoạt động phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ phái sinh này chỉ có thể được tiến hành một cách sôi nổi khi có nhiều chủ thể cùng tham gia thị trường với sự đa dạng về nhu cầu. Ngân hàng đóng vai trò trung gian, dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó dựa trên nguyên tắc thương mại và thị trường.
Việc đổi mới công nghệ không những đưa ra những sản phẩm mới, đang dạng, nhiều tiện ích cùng trên một sản phẩm mà còn tạo điều kiện cho công tác quản lý theo phương pháp hiện đại như hoạt động kinh doanh phân tán nhung quản trị điều hành phải tập trung tại Trụ sở chính, cho phép trụ sở có thể giám sát chặt chẽ, sát sao việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tại từng chi nhánh. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro, bảo mật và an toàn an ninh dữ liệu. Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường tiếp tục được nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mua những chương trình phần mềm hiện đại để theo dõi, kiểm soát rủi ro.
- Ngân hàng có thể sử dụng hình thức tăng giá trị tài sản đảm bảo khi cho khách hàng , tổ chức kinh tế vay. Với điều kiện bắt buộc người đi vay phải có giá trị đảm bảo lớn cũng phần nào tác động đến khách hàng có sức ép phải trả các khoản nợ đúng thời hạn phải trả.