Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 63 - 70)

- Tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra hệ thống ngân hàng vì mục tiêu thu lợi nhuận của hoạt động ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho từng NHTM cũng như toàn hệ thống. Các quy định của NHNN ban hành ra phải được các ngân hàng thực hiện một cách đồng bộ, không phân biệt ngân hàng thương mại cổ phần hay ngân hàng thương mại nhà nước , NHTM trong nước và NHTM có vốn nước

ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. NHNN cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng , phát hiện các dấu hiệu phát sinh ra các khoản nợ xấu cho NHTM, từ đó đề ra các giải pháp xử lý nợ xấu dứt điểm, làm lành mạnh tình hình tài chính NHTM. Qua đó, nâng cao tính minh bạch , công khai, tăng độ tin cậy ngân hàng đối với khách hàng.

- Sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán, quy định hạch toán kế toán theo sát với thông lệ quốc tế, phản ánh đúng kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng và khách hàng.

- Đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng, mạch máu lưu thông vốn của nền kinh tế, góp phần vận hành có hiệu quả nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập càng sâu và rộng với hệ thống ngân hàng thế giới. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa các NHTM dựa vào công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, kinh nghiệm làm việc tiên tiến tối ưu đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Tăng cường cổ phần hóa các NHTM nhà nước sẽ đẩy nhanh năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, kỹ năng quản trị phù hợp với thực tế của một nền kinh tế tăng trưởng liên tục, bền vững và năng động.

- NHNN cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để tạo động lực cho các NHTM tăng cường, mở rộng và phát triển hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế. Nhất là nâng cao khả năng trích lập dự phòng rủi ro một chính chính xác, chủ động đối phó với các khoản nợ xấu, đặc biệt là những khoản nợ không thể lường trước được và không có khả năng thu hồi. Nguồn vốn hỗ trợ cần phải đúng thời điểm, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn, nên kinh tế suy thoái, kích thích tăng tính thanh khoản của hệ thống, tạo động lực thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đưa đất nước đi lên, qua cơn thử thách như hiện nay.

KẾT LUẬN

Quản lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm làm tăng chất lượng các dự án vay,các khoản vay, tăng tính thanh khoản,giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong điều kiện ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có điểm dừng, thì công tác quản lý nợ xấu lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trở thành vấn đề cấp thiết, xuyên suốt trong mục tiêu hoạt động quản lý ngân hàng nói chung và Chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng. Trong thời gian qua, Chính phủ mà trực tiếp là Ngân hàng Nhà Nước đã có những chủ trương, đường lối, giải pháp đúng đắn phù hợp với diễn biến nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới, góp phần làm hạn chế, giảm thiểu nợ xấu trong toàn ngành, đảm bảo tính thanh khoản của ngành và từng bước vực dậy nền kinh tế đang gặp phải rất nhiều thử thách, khó khăn trước mắt .

Đề tài : “ Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” về cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

- Khái quát những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại - Tìm hiều, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao

dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Những thành tựu mà Sở đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Sau đó, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý nợ xấu.

- - Đề tài đã đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh nợ xấu.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. PGS.TS Lưu Thị Hương; PGS.TS Vũ Duy Hào – Giáo trình Tài chính doanh

nghiệp – Đại học Kinh tế quốc dân

2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà – Giáo trình Ngân hàng thương mại – Đại học Kinh tế quốc dân

3. Frederic S.Mishkin,2001, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kĩ thuật

4. Peter S Rose – Quản trị Ngân hàng Thương mại – NXB Tài chính – Đại học Kinh tế quốc dân

5. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam

6. Kỷ yếu 15 năm thành lập của Chi nhánh Sở giao dịch 1 ( 1991 – 2006) 7. Bảng số liệu tín dụng chung của CN SGD 1 giai đoạn 2007-2009 8. Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của Sở giao dịch năm 2007-2009 9. Các trang thông tin :

Website http://www.bidv.com.vn http://www.sbv.gov.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ... 3

Chương I. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu ... 4

của Ngân hàng thương mại ... 4

1.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của NHTM ... 4

1.1.1. Khái niệm ... 4

1.1.1.1. Theo ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu ... 4

1.1.1.2. Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hiệp quốc ... 5

1.1.1.3. Theo định nghĩa của Việt Nam ... 5

1.1.2. Phân loại: ... 5

1.1.3. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của NHTM: ... 7

1.1.4. Dấu hiệu nhận biết nợ xấu: ... 8

1.1.4.1. Dấu hiệu từ phía ngân hàng : ... 8

1.1.4.2. Dấu hiệu từ phía khách hàng: ... 8

1.1.5. Tác động của nợ xấu ... 9

1.1.5.1. Đối với ngân hàng thương mại ... 9

1.1.5.2. Đối với nền kinh tế ... 10

1.2. Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại ... 10

1.2.1. Sự cần thiết quản lý nợ xấu tại NHTM ... 10

1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu của NHTM ... 11

1.2.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh ... 11

1.2.2.2. Quản lý nợ xấu đã phát sinh: ... 13

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu ... 17

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan ... 17

1.2.3.2. Nhân tố khách quan: ... 18

Chương II. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Chi nhánh ... 20

Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ... 20

2.1. Tổng quan về Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV: ... 20

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ... 20

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt

Nam: ... 24

2.1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: ... 27

2.1.2.1. Phân tích tài chính: ... 27

2.1.2.2. Phân tích hoạt động ... 28

2.1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn ... 28

2.1.2.2.2. Trong hoạt động tín dụng: ... 31

2.1.2.2.3. Hoạt động dịch vụ ... 33

2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV

... 34

2.2.1. Tình hình nợ xấu ... 35

2.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ... 37

2.2.2.2. Nhân tố khách quan ... 38

2.2.3. Tình hình quản lý nợ xấu tại CN SGD 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ... 41

2.2.3.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh ... 41

2.2.3.2.Quản lý nợ xấu đã phát sinh: ... 45

2.3. Đánh giá công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV

... 49

2.3.1. Thành tựu ... 49

2.3.2. Hạn chế của công tác quản lý nợ xấu ... 52

Chương III. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu ... 54

tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV ... 54

3.1. Định hướng đối với vấn đề quản lý nợ xấu của Chi nhánh Sở giao dịch 1

... 54

3.1.1. Định hướng phát triển chung ... 54

3.1.2. Định hướng phát triển với hoạt động quản lý nợ xấu: ... 55

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu ... 55

3.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh ... 55

3.2.2. Quản lý nợ xấu đã phát sinh ... 59

Điều quan trọng hơn là hiệu quả kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu, mọi phương án kinh doanh mua – bán nợ và tái cấu trúc doanh nghiệp phải được nghiên cứu thật cẩn thận để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất, và không để xảy ra việc doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kém sau khi được cơ cấu lại. ... 62

3.3. Kiến nghị ... 63

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ... 63

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ... 63

KẾT LUẬN ... 65

Danh mục tài liệu tham khảo ... 66

MỤC LỤC ... 67

DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu

Biểu 2.1. Biểu đồ tổng tài sản của chi nhánh Sở giao dịch 1 qua các năm

Biểu 2.2. Biểu đồ nguồn vốn huy động của chi nhánh Sở giao dịch 1 qua các năm

Biểu 2.3. Biểu đồ dư nợ tín dụng của chi nhánh Sở giao dịch qua các năm

Bảng

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của chi nhánh Sở giao dịch 1 Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn 2007 – 2009

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Sở giao dịch 1 Bảng 2.4. Tình hình hoạt động dịch vụ của chi nhánh Sở giao dịch 1 Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu 2007 – 2009

Bảng 2.6. Tỷ trọng nợ xấu 2008 – 2009

Bảng 2.7. Kết quả xử lý nợ xấu của chi nhánh Sở giao dịch 1 Bảng 2.8. Tỷ lệ DPRR 2007 - 2009

Sơ đồ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w