Đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình (Trang 28 - 30)

Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay gián tiếp cũng đều được hưởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại. Việc ngân hàng thực hiện cho vay tiêu dùng không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng mà việc cho vay này còn thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh của các hãng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế.

Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho người tiêu dùng, các NHTM đã góp phần kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, từ đó hỗ trợ nhà nước trong việc đạt được các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống cho người dân.

1.2.8. Phát triển cho vay tiêu dùng

1.2.8.1. Khái niệm

Xét một cách tổng quát, phát triển được hiểu là sự tăng lên về chất lượng và số lượng. Trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển nói chung và phát triển cho vay tiêu dùng nói riêng là một chỉ tiêu rất tổng hợp, có liên quan chặt chẽ đến việc

gia tăng về quy mô, đối tượng cho vay, sự thay đổi theo hướng tích cực trong cơ cấu các sản phẩm cho vay tiêu dùng đang cung cấp. Phát triển cho vay tiêu dùng cũng được biểu hiện cụ thể qua chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hang đó.

1.2.8.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh sự phát triển trong hoạt động cho vay tiêu dùng của một ngân hàng, trong đánh giá cho vay tiêu dùng người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Quy mô cho vay tiêu dùng: cho biết sự phát triển của cho vay tiêu dùng theo chiều rộng, phản ánh thông qua các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Cơ cấu cho vay tiêu dùng: phản ánh sự tập trung vào một sản phẩm hay đa dạng các loại hình cho vay tiêu dùng. Cơ cấu không đồng đều phản ánh sự tập trung phát triển của ngân hàng vào những sản phẩm chiếm tỷ trọng cao và cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng khá đồng đều phản ánh sự đa dạng về sản phẩm. Tùy theo từng thời kỳ và mục đích phát triển mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu cho vay tiêu dùng phù hợp.

- Đối tượng cho vay tiêu dùng: là những khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng mà ngân hàng đang hướng tới và phục vụ.

- Chất lượng cho vay tiêu dùng: chỉ tiêu này là một chỉ tiêu tổng hợp, không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể mà phải đánh giá nó qua quan điểm chủ quan của khách hàng, những tín hiệu mà cán bộ tín dụng nhận biết

được qua quá trình giao dịch: sự tin cậy, cảm tình, thông cảm của khách hàng trong hoạt động này. Có thể đánh giá qua các chỉ tiêu:

+ Độ an toàn, chính xác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng.

+ Thủ tục giao dịch khi khách hàng đến vay nhằm mục đích tiêu dùng. + Tốc độ xử lý các giao dịch là nhanh hay chậm: thủ tục thẩm định tài chính, mục đích sử dụng vốn, thủ tục thẩm định tài sản đảm bảo.

- Hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng: phản ánh thông qua doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng hoặc tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trên tổng thu lãi từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này cho biết hoạt động cho vay tiêu dùng đem lại lợi nhuận bao nhiêu và đóng góp bao nhiêu vào tổng thu lãi từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng trong việc xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình (Trang 28 - 30)