Hoạt động tín dụng:

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 27 - 28)

Trong giai đoạn 2001-2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002. Dự nợ tín dụng trung bình tăng 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng

trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được quan tâm hàng đầu. VCB đã sử dụng một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liên tục giảm. Đến 31/12.2006, tỷ lệ này còn 2,28% so với tỷ lệ 2,44% của năm 2005 theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Nhìn chung cơ cấu tín dụng của VCB được phân bố khá hợp lý

(i) Dư nợ theo lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10

mặt hàng lĩnh vực đầu tư lớn nhất của VCB chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%

(ii) Khu vực đầu tư được chỉ đạo tập trung hơn cho các khu vực kinh

tế phát triển

(iii) Mảng tín dụng bán lẻ đã được mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phố đông dân cư...

VCB tiến hành phân loại nợ theo quyết định 493, nợ xấu của VCB bao gồm nợ từ nhóm 3 trở lên là 1.624.004 triệu VND,chiếm 2.66% tổng dư nợ nội bảng. Do đó tổng số dự phòng rủi ro mà VCB phải trích lập nếu tính theo thời điểm 31/12/2006 là 1.871.569 VND, bao gồm 1.011.436 triệu VND dự phòng cụ thể và 860.133 triệu VND là dự phòng chung.

Để xử lý tổng số rủi ro lũy kế từ năm 1996 đến 31/12/2006, VCB đã sử dụng khoảng 4.467 tỷ VND, trong đó nợ tín dụng là 4.195 tỷ VND, L/C quá hạn từ thời bao cấp 146 tỷ đồng, rủi ro khác 126 tỷ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 27 - 28)