Hạ tầng cơ sở và giải pháp công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 57 - 61)

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, VCB cần quan tâm hơn nữa đến hạ tầng cơ sở công nghệ của mình. Hệ thống máy chủ nên thường xuyên được bảo trì để đảm bảo tính chính xác của những giao dịch, các giao dịch của dịch vụ ngân hàng điện tử tại VCB đều được xử lý tại trung tâm xử

lý E-Banking của VCB nên nếu có bất kì trục trặc nào tại hệ thống sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các giao dịch của khách hàng tại VCB. Hậu quả của những sự cố do không thường xuyên bảo trì hệ thống máy chủ nhiều khi rất khó lường, các số liệu có thể bị thay đổi gây ra nhầm lẫn và sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ nào cần phải qua quá trình nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng và thử nghiệm, kể cả phương thức chuyển giao công nghệ trọn gói cũng qua một quy tình phức tạp. Ngoài việc tham khảo các kinh nghiệm của ngân hàng trên thế giới trong chiến lược đầu tư vào công nghệ tin học và mua sắm trọn gói, VCB cũng cần tự nghiên cứu, phát triển, quá trình nâng cấp để có được sự tự chủ trong quá trình sử dụng và từ đó có thể mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.

Đối với hệ thống phần mềm, việc xây dựng các chương trình phần mềm cần chú ý hơn tới khả năng ứng dụng, mở rộng dịch vụ. Hiện nay và tỏng vài năm tới, VCB nên chọn các phương án nhập khẩu phần mềm trọn gói vì phương thức này cho phép ngân hàng rút ngắn thời gian triển khai dịch vụ và thuận tiện hơn trong việc xử lý các sự cố sẽ xảy ra.

Đối với phần cứng thì việc nâng cấp, đổi mới cần đặc biệt quan tâm đến dung lượng, tốc độ xử lý, các phần cứng có cấu trúc mở để có thể sẵn sàng thích ứng với các thiết bị phụ trợ bên ngoài và thích ứng được với các phần mềm đa dạng, do việc sử dụng các phần mềm có thể có sự khác nhau giữa các ngân hàng. VCB cần một hệ thống phần cứng chủ động trong việc kết nối thanh toán với các ngân hàng khác.

Những sự cố trên dù lớn hay nhỏ đều có sự ảnh hưởng nhất định đến ngân hàng, đặc biết là ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận cũng như các kế hoạch phát triển và triển khai sản

phầm mới sau này. Kể cả đến việc mất các đối tác nước ngoài do không đáp ứng được các yêu cầu của họ.

Ngay cả trong điều kiện bình thường, việc lập các trung tâm thông tin dự phòng cũng là điều cần thiết để đảm bảo lưa trữ các số liệu trong điều kiện có sự cố như hỏa hoạn, cháy nổ tại trung tâm xử lý chính. Trung tâm thông tin sự phòng hay còn gọi là trung tâm phục hồi thảm họa có ý nghĩa rất to lớn đối với các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng VCB nói riêng. Phần lớn trong các trường hợp nếu xảy ra các sự cố thì các ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi lại hoạt động kinh doanh, và nhiều khi nếu mất đi các dữ liệu quan trọng thì các ngân hàng có thể bị tổn thất lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ USD. Do vậy mà trung tâm này có nhiệm vụ đảm bảo kinh doanh liên tục 24x7x365, tổng hợp dữ liệu được lưu trữ một cách an toàn.

Công nghệ phát triển càng nhanh thì sự lựa chọn của các ngân hàng đối với công nghệ cũng ngày càng được mở rộng. Sự phong phú và đa dạng về các loại công nghệ cũng là một vấn đề đặt ra để VCB đưa ra lựa chọn của mình. Việc lựa chọn công nghệ nào cho thích hợp với trình độ phát triển, khả năng tận dụng nguồn lực sãn có cũng như tiết kiệm dược chi phí mà vẫn duy trì độ an toàn cao chính là điều mà các nhà đưa ra quyết định cần tính đến.

Rủi ro lớn nhất trong hoạt động ngân hàng điện tử là vấn đề an ninh, an toàn. Đáp ứng nhu cầu này, hiện đã có nhiều phần mềm mã hóa kép dữ liệu, bảo mật,… nhằm tăng tính bảo mật, an toàn khi hệ thống bị xâm phạm. Tuy nhiên, tính bảo mật và an toàn của hệ thống phụ thuộc rất lớn vào các giải pháp công nghệ, giải pháp kỹ thuật, các chương trình phần mềm về mã khoá, chữ ký điện tử, cũng như hệ thống pháp lý về hoạt động của ngân hàng điện tử.

Quản trị và phòng ngừa rủi ro cũng là một vấn đề đặt ra trong hoạt động của ngân hàng điện tử. Gắn liền với quá trình phát triển các hoạt động của ngân hàng điện tử là quá trình đổi mới phương pháp quản lý, quản trị ngân hàng, hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa. VCB cần phân tích, xem xét các mô hình ngân hàng điện tử đã và đang phát triển của một số nước trên thế giới để xây dựng hệ thống quản trị ngân hàng điện tử của mình, đảm bảo phát triển an toàn và hiệu quả.

Các sản phẩm như SMS Banking hay VCB iB@nking cần phải được gia tăng thêm các tiện ích khác nữa chứ không chỉ sử dụng để truy vấn thông tin tài khoản như hiện nay.

Cũng cần phải quan tâm chứ ý đến việc xây dụng trang Web của ngân hàng và giao diện đăng nhập của VCB Money và các dịch vụ khác sao cho thuận tiện cho khách hàng nhưng cũng đảm bảo được việc kiểm tra user name và password, chữ kí điện tử... được chính xác. Trang Web cũng chính là phương tiện hiệu quả đến ngân hàng tổ chức quản cáo, tiếp thi tư vấn cho khách hàng nhằm cung cấp thêm các thông tin về sản phẩm và thu hút sự quan tâm và chú ý đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử qua đó tạo điều kiện thuận lợi để thu hút thêm các khách hàng mới. Ngân hàng cần có các chiến lược Marketing hiệu quả.

Phối hợp với các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh khách tiếp tục triển khai và mở rộng thanh toán VCB Money và tăng cường thêm các hình thức khác.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 57 - 61)