PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN E-BANKING

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 53 - 54)

Xu thế phát triển những công nghệ hiện đại là điều tất yếu. Trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt đối với một nước đang trong quá trình hội nhập như nước ta hiện nay, các yêu cầu về việc áp dụng và phát triển các công nghệ hiện đại là điều kiện đầu tiên để ta có thể đạt được những mục tiêu của mình. Sự phát triển của công nghệ không chỉ mang lại những lợi ích to lớn mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác từ sản xuất cơ bản, xây dựng... Ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hiện đại hóa ngân hàng, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu mà các ngân hàng VIệt Nam đang hướng tới.

Ngoài sự phát triển của công nghệ, việc các ngân hàng hiện nay cũng chú trọng vào xu thế phát triển hướng vào các dịch vụ bán lẻ, với đối tượng chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đông đảo người tiêu dùng trong cả nước. Thị trường bán lẻ lớn và đầy tiềm năng với 80 triệu dân, GDP tính theo đầu người tăng lên đều đặn dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm ngày càng tăng lên trong tỷ trọng tổng thu nhập của cả hộ gia đình. Hơn thế nữa, nếu xét trong mối tương quan với các nguồn vốn tiết kiệm chủ yếu (tư nhân, nhà nước, tổ chức và nước ngoài) thì đây vẫn là nguồn vốn lớn nhất và sẵn sàng nhất. Thêm vào đó trình độ dân trí cao hơn dẫn đến xu hướng sử dụng nhiều hơn và khả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới các phương tiện hiện đại như Internet, Mobile phone, ATM cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ dựa trên các phương tiện này.

Điều này cho thấy cơ hội lớn đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ NH bán lẻ trên thì công nghệ mới là yếu tố then chốt giúp các NH tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt thời hội nhập

Một vấn đề lớn vừa có tính lâu dài, vừa thời sự là "Thanh toán không dùng tiền mặt" luôn được đề cập tới. Theo thống kê của NH Nhà nước VN, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng ngày càng giảm, từ 31,7% năm 2001 xuống 18,13% vào năm 2005, và còn 17,21% vào năm 2006 và khả năng còn tiếp tục giảm do Thủ tướng Chính phủ phê đã phê duyệt Đề án "Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam", và thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN, ngày 11/10/2007 của Thống đốc NHNN.

Do sự thúc đẩy của nhu cầu trên, các ngân hàng không thể không theo đuổi việc hiện đại hóa hệ thống của mình nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng, trong đó việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng trong giai đoạn trước mắt và cả đối với các chiến lược dài hạn khác.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 53 - 54)