Tình hình tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (Trang 38 - 41)

Ðvt: Triệu đồng

CÁC KHOẢN MỤC

Năm 2006/2005 2007/2006

2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 14.320 18.650 21.500 4.330 30,2 2.850 15,3 Doanh số thu nợ 12.560 16.410 18.496 3.850 30,6 2.086 12,7

Dư nợ 15.320 17.560 20.564 2.240 14,6 3.004 17,1

Nợ quá hạn 476 505 556 29 6,1 51 10,1

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)

4.3.1.1. Doanh số cho vay

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2006 đã tăng so với 2005 là 4.330 triệu đồng, về số tương đối là 30,2%. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tăng là do chi nhánh đã cố gắng tìm hiểu và nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu thực tế của người dân địa phương. Năm 2007, doanh số cho vay của chi nhánh ngày tăng mạnh. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2007 đạt 21.500 triệu đồng tăng 2.850 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 15,3% so với năm 2006. Kết quả này có được là do chi nhánh thực hiện linh hoạt cơ chế điều hành lãi suất, đa dạng hóa các hình thức và mục tiêu cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

4.3.1.2. Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ năm 2006 đã tăng lên đáng kể là 3.850 triệu đồng và về số tương đối là 30,6% so với 2005, để có được kết quả này là do chi nhánh được sự tận tình giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong việc thẩm định hồ sơ tín dụng một cách chính xác để từ đó ngân hàng cho vay đúng đối tượng và đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Qua đó, ta thấy nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển giàu mạnh. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 18.496 triệu đồng tăng 2.086 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 12,7% so với năm 2006, doanh số thu nợ đạt được như vậy là nhờ sự cố gắng rất lớn của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ - công nhân viên trong việc ra sức thu hồi các món vay.

4.3.1.3. Dư nợ

Tổng dư nợ năm 2006 là 17.560 triệu đồng, tăng 2.240 triệu đồng so năm 2005, tốc độ tăng 14,6%; năm 2007 là 20.564 triệu đồng, tăng 3.004 triệu đồng so năm 2006, tốc độ tăng 17,1%. Nhờ đẩy mạnh hoạt động cho vay và công tác thu hồi nợ nên tổng dư nợ của chi nhánh cũng tăng theo qua các năm. Tỷ trọng tăng là do chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp cho vay theo nhiều ngành nghề khác nhau phù hợp với nhu cầu vay vốn của người dân địa phương, đây cũng là cố gắng của chi nhánh trong việc đưa dư nợ xây dựng nhà tănh cao theo đúng chức năng cảu đơn vị.

4.3.1.4. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn năm 2006 là 505 triệu đồng, tăng 29 triệu đồng hay tăng 6,1% so năm 2005, chiếm 2,88% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do chi nhánh đã gặp khó khăn trong việc kiểm soát các món vay xây dựng nhà so với các mục đích khác và thời gian này chi nhánh đang ở trong giai đoạn cạnh tranh với các ngân hàng khác

Đến năm 2007 nợ quá hạn là 556 triệu đồng, tăng 51triệu đồng hay tăng 10,1% so với năm 2006, chiếm 2,7% tổng dư nợ năm 2006. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn được chi nhánh khống chế dưới 3% tổng dư nợ, đây cũng là biểu hiện khá tốt của chi nhánh. Tuy nhiên nợ tiềm ẩn quá hạn tăng là tương đối lớn nên chi nhánh cần tích cực xử lý thu hồi những khoản nợ vay đã tồn đọng và dây dưa trong thời gian dài.

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 Triệu đồng

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Biểu đồ 3: Tình hình tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, xây dựng và sửa chữa nhà tại MHB- CN Ô Môn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w