4.3.2.1 Doanh số cho vay
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO KỲ HẠN NỢ
Ðvt: Triệu đồng CÁC KHOẢN MỤC Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 3.250 6.250 11.250 3.000 92,3 5.000 15,28 Trung hạn 11.070 12.400 10.250 1.330 12,01 -1.880 -15,16 Tổng 14.320 18.650 21.500 4.330 30,23 3.120 15,28
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên từng năm. Kết quả năm 2005 doanh số cho vay đạt 14.320 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay đạt 18.650 triệu đồng tăng với tốc độ 30,23% (tức tăng 4.330 triệu đồng) so với năm 2005. Sang năm 2007 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đáng kể đạt 21.500 triệu đồng tăng tuyệt đối 3.120 triệu đồng (hay tăng với tốc độ 15,28%) so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở hạ tầng Quận đang xúc tiến đầu tư các công trình nên thu hút các đơn vị kinh tế bỏ vốn đầu tư, do đây là môi trường đầu tư thật sự hấp dẫn. Vì thế nền kinh tế Quận trong những năm qua ngày càng phát triển, số lượng các doanh nghiệp lớn, nhỏ ngày càng tăng, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, do chi nhánh có trung tâm đặt tại trung tâm Quận nên tiện lợi cho khách hàng đến giao dịch.
Với chức năng chính của Ngân hàng PTNĐBBSCL là cho vay để đầu tư và xây dựng. Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay và liên tục tăng trong 3 năm (2005-2007) từ 3.250 triệu đồng năm 2005 lên 6.250 triệu đồng ở năm 2006 với tốc độ tăng trưởng 92.30% (tức tăng 3.000 triệu đồng), con số này gia tăng cho thấy được phần nào sự cố gắng của các cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm thị trường mở rộng hoạt động cho vay. Sang năm 2007 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên đạt 11.250 triệu đồng với tốc độ tăng 15.28% (tức tăng 5.000 triệu đồng) so với năm trước. Đó là nhờ ban lãnh đạo chi nhánh đã bám sát kế hoạch phát triển kinh tế địa phương để mở rộng địa bàn tín dụng phục vụ nhiều đối tượng hơn, tạo mọi điều kiện cho vay đặc biệt đối với những vùng xa trung tâm Quận như huyện Cờ Đỏ, xã Thới An … Một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là vai trò xử lý của lãi suất cho vay ở môi trường cạnh tranh, một nguyên nhân khác mang tính quyết định đó là những quyết định nhanh, đúng pháp luật, được sự đồng tình của khách hàng trong cơ chế đảm bảo tiền.
b) Cho vay trung- dài hạn:
Vốn của Ngân hàng PTNĐBSCL- Chi nhánh Ô Môn chủ yếu là đầu tư và cho vay trung và dài hạn. Cho vay trung- dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (12,01%) trên tổng doanh số cho vay, chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực cần lượng vốn lớn cho việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, xây dựng lại nhà mới, sửa chữa lại nhà cũ… Nhìn chung doanh số cho vay trung- dài hạn qua ba năm (2005-2007) có sự tăng giảm bất thường. Cụ thể năm 2005, doanh số cho vay trung-dài hạn đạt 11.070 triệu đồng. Năm 2006 đạt 12.400 triệu đồng tăng 1.330 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,01% so với năm 2005. Để đạt được kết quả đó chi nhánh đã tích cực tìm kiếm những dự án trung- dài hạn để cho vay. Bên cạnh đó chi nhánh cũng mở rộng hình thức cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức phục vụ nhu cầu mua sắm, xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên sang năm 2007, doanh số cho vay đạt 10.250 triệu đồng chiếm 29.18% trong tổng doanh số cho vay, với tốc độ tăng trưởng giảm là 15.16% tức giảm 1.880 triệu đồng so với năm trước. Nguyên nhân là do Ngân hàng trên cùng địa bàn đã mở rộng mạng lưới ngày càng nhiều hơn nên môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt
hơn và vì thế thị phần công tác cho vay của chi nhánh cũng bị hạn chế. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã từng bước mở rộng quy mô tín dụng đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên việc doanh số cho vay tăng nó đặt Ngân hàng vào một thử thách mới đó là trình độ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng là phải nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của mình, phải có sự hiểu biết nhất định để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
4.3.2.2 Tình hình thu nợ
Thu nợ là bước tiếp theo sau khi cho vay, nó phản ánh vốn cho vay được thu hồi khi đến hạn đồng thời đưa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu qủa của vốn đầu tư, tính chính xác khi khẳng định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Song song với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ qua ba năm (2005-2007) cũng tiến triển tốt. Cụ thể năm 2005 doanh số thu nợ là 12.560 triệu đồng. Đến năm 2006 doanh số thu nợ đạt 16.410 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 31% (tức tăng 3850 triệu đồng) so với năm 2005. Không dừng lại kết qủa đó, doanh số thu nợ năm 2007 tiếp tục đạt dược kết quả khả quan là 18.496 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 12,71% (tức tăng 2.086 triệu đồng) so với năm 2006. Để đạt được kết quả trên, trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn thực hiện phương châm tín dụng “chất lượng, an toàn, hiệu quả” trong công tác điều hành. Các khoản cho vay của chi nhánh luôn được thẩm định và giải quyết cho vay theo đúng quy trình, chi nhánh cũng đã thực hiện tốt việc chọn lọc khách hàng. Đồng thời cán bộ tín dụng còn thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời thu hồi vốn khi đến hạn. Mặt khác, cho vay có tài sản đảm bảo chiếm trên 70% tổng
dư nợ, do đó giảm thiểu được rủi ro tiềm ẩn.
Bảng 7: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH.
Ðvt: Triệu đồng CÁC KHOẢN MỤC Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.763 2.924 15.289 161 5,8 12.365 422,9 Trung hạn 9.797 13.485 3.206 3.688 38 -10.279 -76,23
Tổng 12.560 16.410 18.496 3.850 31 2.086 12,71
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)
a) Thu nợ ngắn hạn:
Nhìn chung, trong tổng doanh số thu nợ đạt được thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng không lớn (khoảng 22%) so với doanh số thu nợ trung- dài hạn. Thu nợ ngắn hạn năm 2005 đạt 282.320 triệu đồng . Năm 2006 đạt 2.924 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 5,8% (tức tăng 161 triệu đồng) so với năm 2005. Đến năm 2004 thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng đạt 15.298 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 422,9% (tức tăng 12.365 triệu đồng) so với năm trước. Sở dĩ doanh số thu nợ tăng lên như thế là nhờ cán bộ tín dụng tích cực trong công tác thu nợ bằng cách đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn khi nợ đến hạn. Hơn nữa khách hàng vay Ngân hàng MHB- CN Ô Môn là những khách hàng có uy tín. Ngoài ra, giá cả hàng nông sản luôn có xu hướng tăng nên khách hàng làm ăn có hiệu quả hơn, có vốn để trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.
b)Thu nợ trung- dài hạn:
Tình hình thu nợ trung- dài hạn của chi nhánh qua ba năm nhìn chung có tiến triển tốt chưa tốt lăm. Năm 2006 thu được 13.485 triệu đồng tăng 38% (hay tăng3688 triệu đồng) so với năm 2005. Sự tăng doanh số thu nợ ở năm 2006 là do một khách hàng đang trong tình trạng thuận lợi về nguồn thu để trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Ngược lại doanh số thu nợ năm 2007 đạt 3.206 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng giảm 76,23% (tức giảm 10.279 triệu đồng) so với năm trước. Đó là do khách hàng đang gặp một số khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng chẳng hạn như giá nông sản tăng nên khó khăn trong việc tìm đầu ra. Song cũng không thể phủ nhận các khách hàng của chi nhánh cũng đã nhanh chóng đề ra các biện pháp đúng đắn, nhanh chóng tiếp cận thị trường để đi vào ổn định, sản phẩm hàng hoá trên thị trường đã được chấp nhận nên các doanh nghiệp có nguồn thu nhập để trả nợ gốc và lãi vay. Do doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ lớn nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Qua phân tích tình hình thu nợ cho thấy mối quan hệ giữa Ngân hàng và
khách hàng là rất tốt. Ngân hàng đã đầu tư đúng hướng, đóng góp vào việc cải thiện xây dựng và phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời cho thấy người dân ở đây cũng rất uy tín với Ngân hàng đảm bảo cho việc hoạt động tái đầu tư của Ngân hàng. Mặc khác, việc thẩm định khách hàng vay vốn cũng được chi nhánh đặc biệt quan tâm, tất cả các món vay của khách hnàg đều được chi nhánh kiểm tra đánh giá, từ cơ sở pháp lý cho đến hiệu quả sử dụng vốn. Chính nhờ thẩm định theo đúng quy định đã phần nào giảm được rủi ro trong việc cấp tín dụng.
4.3.2.3.Tình hình dư nợ
Bảng 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH
Ðvt: Triệu đồng CÁC KHOẢN MỤC Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 3.570 6.896 2.856 3.326 93,2 -4.040 -58,6 Trung hạn 11.750 10.664 17.708 -1.086 -9,2 7.044 66,1 Tổng 15.320 17.560 20.564 2.240 14,6 3.004 17,1
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)
Dư nợ cho biết số tiền mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng vay vốn. Dư nợ năm sau là số luỹ kế của dư nợ còn những năm trước và số dư nợ phát sinh trong năm. Đây cũng là yếu tố thể hiện kết quả kinh doanh của Ngân hàng.Tình hình dư nợ tại Ngân hàng MHB-CN Ô Môn qua ba năm (2005-2007) có chiều hướng gia tăng. Điều đó cũng phản ánh quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng mở rộng. Đó là nhờ chi nhánh đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu vốn cho các khách hàng sản xuất kinh doanh và đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả. Tính đến ngày 31/12/2005 dư nợ đạt 15.320 triệu đồng. Năm 2006 đạt 17.560 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 14.6% (tức tăng 2.240 triệu đồng) so với năm trước. Dư nợ tiếp tuc tăng lên ở năm 2007 đạt 20.564 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 17.1% (tức tăng 3.004 triệu đồng) so với năm 2006. Trong đó dư nợ đối với từng loại như sau:
a)Dư nợ ngắn hạn:
Trong cơ cấu cho vay, dư nợ cho vay ngắn chiếm tỷ trọng thấp và tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2006 đạt 6.896 triệu đồng tăng 3.326 triệu đồng (tức tăng 93,2%) so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ giảm 2.856 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng giảm 58.6% (tức là giảm 4.040 triệu đồng) so với năm trước. Dư nợ ngắn hạn tăng lên là nhờ Ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng có chọn lọc khách hàng đối với mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi nhánh đã tích cực tìm kiếm những dự án có hiệu quả nên dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng lên. Mặt khác, do bên cạnh sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng nên dư nợ trong năm 2007 giảm, điều này chứng tỏ khả năng cho vay vốn đối với các dự án trong thời gian ngắn chưa có hiệu quả.
b) Dư nợ trung- dài hạn :
Tình hình dư nợ trung- dài hạn trong những năm qua tăng giảm tương đối. Tính đến ngày 31/12/2005 dư nợ trung- dài hạn của chi nhánh đạt 11.750 triệu đồng chiếm 76,7% trong tổng số dư nợ. Sang năm 2006 dư nợ lại giảm xuống còn 10.664 triệu đồng (tức giảm 9,2%) so với năm 2005, đồng thời tỷ trọng cũng giảm xuống còn 60,7% trong tổng số dư nợ. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển kinh tế của Quận còn chậm, hình thành các khu dân cư tập trung còn ít, từ đó chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn. Hơn nữa, thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh cũng chưa phát triển mạnh nên nhu cầu về vốn còn thấp. Đến năm 2007 dư nợ phát triển trở lại đạt 17.708 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 17.1% (tức tăng 3.004 triệu đồng) so với năm trước.Nguyên nhân là do năm 2007 cơ sở hạ tầng của Quận đang xúc tiến xây dựng theo các dự án đã được lập nên Ngân hàng đã chủ trương mở rộng quy mô tín dụng và cố gắng duy trì quan hệ tín dụng đối với những khách hàng tiềm năng sẵn có của mình, từ cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây lắp thì nay đã đầu tư trên nhiều lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, khai thác cát sông, nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư vào các cụm tuyến dân cư,… Đồng thời không thể phủ nhận việc Ngân hàng đã sử dụng vốn đầu tư hợp lý vào những ngành, lĩnh vực có triển vọng tại địa bàn thị quận, góp phần khai thác khả năng tiềm tàng của nền kinh tế địa phương. Tóm
lại tình hình dư nợ tại Chi nhánh Ngân hàng qua ba năm (2005-2007) tăng. Trong đó tỷ trọng dư nợ trung- dài hạn ngày càng tăng điều đó phản ánh tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm. Vì vậy Ngân hàng phải cố gắng khắc phục việc thu hồi nợ trung- dài hạn để vừa nâng cao doanh số cho vay, vừa nâng cao việc thu hồi nợ giúp cho Ngân hàng luôn đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay và thu hút được nhiều khách hàng có uy tín hơn nữa.
4.3.2.4.Tình hình nợ quá hạn
Bảng 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH.
Ðvt: Triệu đồng CÁC KHOẢN MỤC Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 251 250 143 -1 -0,4 -107 -42,8 Trung hạn 225 255 413 30 13,3 158 61,9 Tổng 476 505 556 29 6,1 51 10,1
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)
Khoản mục nợ quá hạn là điều không thể thiếu ở bất kì Ngân hàng nào bởi lẽ sự phân tích tín dụng không bao giờ đạt đến mức hoàn hảo. Ngân hàng không thể dự đoán một cách chính xác về một khoản cho vay có được hoàn trả như thoả thuận hay không. Tính chận thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi khi khoản vay được thực hiện. Đây chính là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Nợ quá hạn của Ngân hàng là một vấn đề tất yếu xảy ra trong quá trình đầu tư tín dụng, nợ quá hạn là một chỉ tiêu đánh giá chính xác Ngân hàng đó có chất lượng tốt hay xâú cũng như quá trình thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng dự án có khả thi hay không. Nếu nợ quá hạn càng nhiều thì Ngân hàng càng sớm đi đến con đường phá sản
Qua bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn trong ba năm qua luôn tăng. Năm 2005 tổng nợ quá hạn là 467 triệu đồng. Năm 2006 nợ quá hạn là 505 triệu đồng tăng 29 triệu đồng (hay giảm với tốc độ 6,1%) so với năm 2005. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạ năm 2005) còn nợ quá hạn nợ trung- dài hạn lại tăng lên ở năm 2006 là 255 triệu đồng
với tốc độ tăng trưởng là 13,3% (tức tăng 30 triệu đồng) so với năm 2005. Năm 2006là 250 triệu đồng giảm 1 triệu đồng (hay giảm với tốc độ 0,4% so với
Năm 2007 tổng nợ quá hạn tiếp tục tăng là 556 triệu đồng tức tăng 51 triệu đồng (hay tăng với tốc độ 10,1%) so với năm 2006. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn năm 2007 là 143 triệu đồng giảm 107 triệu đồng (tức giảm với tốc độ 42,8%) so với năm 2006. Trong khi đó nợ quá hạn nợ trung- dài hạn năm 2007 vẩn tiếp tục tăng lên 413 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 61,9% (tức tăng 158 triệu đồng) so với năm 2006.
Nguyên nhân của sự giảm đột biến về khoản nợ quá hạn ngắn hạn là do cán bộ tín dụng luôn quan tâm theo dõi các khoản nợ của đối tượng đang có vấn đề về khả năng thanh toán từ đó chi nhánh đã nhanh chóng đề ra những biện pháp tích cực để tận thu những khoản có thể thu được cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ khi nợ đến hạn. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã giao kế hoạch thu nợ quá hạn đến từng cán bộ