Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (Trang 49 - 50)

Chỉ tiêu này phản ánh trong dư nợ mà chi nhánh cho vay xây dựng nhà đối với cá nhân, hộ gia đình thì có bao nhiêu vốn được đầu tư từ nguồn vốn huy động. Dư nợ cho vay xây dựng ở trên vốn huy động biến động trong ba năm: năm 2005, dư nợ cho vay xây dựng nhà ở gấp 0,94 lần ; hay nói cách khác, trong 100 đồng vốn huy động

thì có 94 đồng vốn cho vay xây dựng nhà. Đến năm 2006, nhu cầu vay vốn làm nhà tăng lên thể hiện ở tốc độ dư nợ xây dựng nhà tăng 14,6% so với năm 2005 và vốn huy động cũng tăng cao nên đã làm cho tỷ lệ dư nợ trên vốn giảm xuốnglà 0,78 lần, tức là trong 78 đòng vốn cho vay xây dựng nhà thì có tới 100 đồng vốn huy động. Đến năm 2007, nhu cầu vay vốn làm nhà giảm xuống còn 0,33 lần do tốc độ dư nợ xây dựng nhà tăng 17,1% nhưng vốn huy động tiếp tục tăng cao 171,6% nên đã làm cho chỉ số này giảm. Từ đó cho thấy dư nợ cho vay vốn làm nhà ở năm 2007 còn gấp 0,33 lần vốn huy động. Từ kết quả trên, cho thấy việc huy động vốn năm 2006 và 2007 tuy tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở ngày càng gia tăng của khách hàng. Mặc dù vốn huy động đã tăng qua các năm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất nhiều, người dân chưa có thói quen tích lũy dần bằng cách gởi tiền vào ngân hàng để khi cần rút ra tổ chức sản xuất kinh doanh, mua sắm, xây dựng và sửa chữa nhà hoặc tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w