Trước khi đi vào phân tích chi phí chung, ta đi vào phân tích chi phí huy động vốn qua việc phân tích tình hình huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng, vì đây là một mảng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí trả lãi của ngân hàng nói riêng cũng chi phí hoạt động nói chung.
Xét về tình hình huy động vốn tại SGCT Cần Thơ 3 năm qua, dựa vào Biểu đồ 4.4 và Bảng 4.9, ta dễ nhận thấy: huy động vốn là một hạn chế lớn nhất và dễ nhận thấy nhất của ngân hàng qua các năm, bởi vì nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn rất thấp so với nhu cầu sử dụng vốn, điều này do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về khách quan, tình hình thu nhập bình quân của người dân Cần Thơ nói riêng, ĐBSCL nói chung còn thấp so với các khu vực phát triển khác như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng; hơn nữa trình độ dân trí cũng chưa cao nên việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng là còn lạ lẫm, mà đã lạ lẫm thì không tin tưởng, mà không tin tưởng thì làm sao họ gửi tiền vào ngân hàng để nhờ “giữ hộ”; Một lý do khách quan khác nữa là hạ tầng kinh tế xã hội của vùng phát triển không đồng đều: trong khi các ngành công nghiệp, dịch vụ làm tiền đề cho sự phát triển của một thành phố hiện đại còn nhỏ yếu, lẻ tẻ, tự phát thì các nhà hàng, khách sạn, ngân hàng…đua nhau mở ra, trong khi thị phần thì vừa nhỏ hẹp vừa thiếu tính chuyên nghiệp. Về chủ quan, ngân hàng còn thiếu nhiều hoạt động tiếp thị, marketing rộng rãi; Ban Giám Đốc bị hạn chế về hạn mức chi, đến hiện nay các chi phí phát sinh lớn thì Ngân hàng đều phải trình xin ý kiến từ hội sở, mà thời gian được duyệt kinh phí thường rất chậm cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các khoản chi cũng như cơ hội kinh doanh (đã không ít lần vì sự chậm trễ và chồng chéo trong cách làm việc của Các phòng ban hội sở mà dẫn đến Chi nhánh bị mất khách hàng lớn một cách rất đáng tiếc); nguyên nhân khác nữa là, dù SGCT là ngân hàng cổ phần đầu tiên thành lập tại
Việt Nam, song cơ chế quản lý trong hệ thống đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập nhưng chậm được sửa đổi từ bên trên, điều này cũng gây khó khăn cho hoạt động các chi nhánh, trong đó có SGCT chi nhánh Cần Thơ. Chính vì nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 3 năm nay mặc dù có tăng về số tuyệt đối nhưng về tỷ trọng vẫn nằm ở mức thấp hơn nhiều so với nguồn vốn điều hoà, cho nên Ngân hàng luôn bị động về nguồn vốn kinh doanh cũng như luôn bị động về chi phí trả lãi, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ giải ngân các món vay, cũng như việc cân đối thu - chi hàng năm.
HÌNH 4.4. SO SÁNH CÁC LOẠI NGUỒN VỐN TRONG TỔNG NGUỒN
HÌNH 4.4. SO SÁNH CÁC LOẠI NGUỒN VỐN TRONG TỔNG NGUỒN 44537 48775 73034 119205 144831 274434 68478 61821 52405 6559 5122 10258 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2005 2006 2007 LOẠI VỐN T R IỆ U Đ Ồ N G 1.Vốn huy động
2.Vốn điều hoà từ Hội sở 3.Vốn uỷ thác
BẢNG 4.9. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền tăng (%)Tốc độ 1.Vốn huy động 44.537 18,65 48.775 18,72 73.034 17,81 4.238 9,52 24.259 49,74 Tiền gửi thanh toán 6.753 2,83 4.920 1,89 11.898 2,90 (1.833) -27,14 6.978 141,83 Tiền gửi tiết kiệm 37.784 15,82 42.581 16,34 61.136 14,91 4.797 12,70 18.555 43,58 2.Vốn điều hoà từ Hội sở 119.205 49,92 144.831 55,59 274.434 66,91 25.626 21,50 129.603 89,49 3.Vốn uỷ thác 68.478 28,68 61.821 23,73 52.405 12,78 (6.657) -9,72 (9,416) (15,23)
4.Quỹ dự phòng 2.906 1,22 1.931 0,74 3.039 0,74 (975) -33,55 1.108 57,38
5.Lãi của TCTD 3.653 1,53 3.191 1,22 7.229 1,76 (462) -12,65 4.038 126,54
CỘNG 238.779 100 260.549 100 410.141 100 21.770 9,12 149.592 57,41
Nguồn : Phòng kinh doanh
BẢNG 4.10. CƠ CẤU CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRONG TỔNG CHI PHÍ
KHOẢN MỤC 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền tăng (%)Tốc độ Số tiền tăng (%)Tốc độ
1.Chi phí trả lãi 18.836 88,42 21.083 86,89 27.571 87,28 2.247 11,93 6.488 30,77 2.Chi phí ngoài lãi 2.467 11,58 3.180 13,11 4.017 12,72 713 28,90 837 26,32
Chi phí nhân viên 1.393 6,54 1.817 7,49 2.120 6,71 424 30,44 303 16,68
Chi phí khấu hao 281 1,32 443 1,83 445 1,41 162 57,65 2 0,45
Chi phí khác 793 3,72 920 3,79 1.452 4,60 127 16,02 532 57,83
Tổng chi phí 21.303 100 24.263 100 31.588 100 2.960 13,89 7.325 30,19
Để hiểu rõ hơn về tình hình chi phí tại ngân hàng, ta đi vào phân tích tổng quát tình hình chi phí, các khoản mục chi phí trong tổng chi phí.
Dựa vào bảng 4.10 và biểu đồ 4.5, ta thấy rõ nét rằng tình hình chi phí tại Ngân hàng qua 3 năm không có sự thay đổi lớn về cơ cấu giữa tỷ trọng chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi trên tổng thể, cụ thể như sau: tỷ trọng chi phí trả lãi dao động từ 86 đến 88%, tỷ trọng chi phí ngoài lãi là 12 đến 14%; nhưng về giá trị tuyệt đối thì chi phí trả lãi năm 2006 tăng so với năm 2005 là tăng đến 2.247 triệu đồng, trong khi chi phí ngoài lãi tăng là 713 triệu đồng, còn năm 2007 lần lượt các con số này là 6.488 triệu đồng và 837 triệu đồng. Do đó, tổng chi phí trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13,89%, và tốc độ tăng của tổng chi phí năm 2007 là 30,19%, đây là tốc độ tăng khá cao, điều này có thể do 2 nguyên nhân sau: Một là do tốc độ tăng của chi phí để theo đuổi các khoản thu nhập mới (như ở trên đã phân tích: tốc độ tăng của năm 2007 cũng khá cao đến 31,65%), hai là do áp lực cạnh tranh tăng cao khiến ngân hàng phải nâng lãi suất huy động vốn vào, cũng như vốn điều hòa của hội sở cũng tăng lãi suất lên theo và ngân hàng phải chi thêm các khoản chi về marketing, đào tạo nhân viên…
Xét về chi phí trả lãi, quả thật chi phí tăng cao là do lãi suất điều hòa của nguồn vốn hội sở tăng cao và nhanh hơn vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng, từ Bảng cơ cấu Nguồn vốn qua 3 năm của Hội sở ta dễ nhận thấy Nguồn vốn Hội sở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động hàng năm của Chi nhánh, cụ thể được trình bày ở bảng bên dưới: Qua đó ta thấy, chiếm đến hơn 50% (đặc biệt năm 2007 chiếm đến 67%) tổng nguồn vốn trong khi nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ chiếm khoảng 18%, do đó việc phụ thuộc quá nhiều vào Nguồn vốn hội sở đã ít nhiều làm tăng chi phí trả lãi lên cao và từ đó làm cho Tổng chi phí cũng tăng cao, đặc biệt là trong năm 2007. Điều này có thể được lý giải bằng một trong hai cách: Thứ nhất là do ngân hàng còn hạn chế trong khâu huy động vốn tại chỗ để cho vay, và thật vậy theo Trưởng phòng kinh doanh và Giám Đốc Ngân hàng SGCT Chi nhánh Cần Thơ nhận định: “Nếu Ngân hàng có thể tăng được nguồn vốn huy động tại chỗ thì sẽ giảm được chi phí trả lãi rất nhiều vì lãi suất của vốn điều hòa luôn cao hơn so với vốn huy động tại chỗ và luôn thay đổi tăng liên tục trong năm 2006 và 2007, do đó dẫn đến có những hợp đồng tín dụng chưa đáo hạn đã biết bị “lỗ tương đối” (vì thật ra số tiền lỗ này lại được hạch
toán lời cho Ngân hàng Hội sở). Nhưng muốn tăng được nguồn vốn huy động tại chỗ thông qua các hình thức khuyến mãi, quảng cáo rầm rộ thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn là chi phí sẽ “đội” lên rất cao (ví dụ như hình thức gửi tiền trúng xe, trúng vàng…) mà chưa chắc có hiệu quả, vì hiện nay tại Thành phố Cần Thơ đã có nhiều Ngân hàng đã thử làm cách này rồi nhưng chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn vì người gửi tiền bây giờ tỏ ra khá thông minh - họ chỉ gửi tiền khi đang trong thời gian có đợt bốc thăm trúng thưởng, khi hết thời hạn họ sẽ lại rút tiền về Ngân hàng “ruột” của mình hoặc rút tiền ra mua vàng, đô la, chứng khoán, bất động sản.” Tuy nhiên, ngân hàng cũng có thử một vài cách ít tốn chi phí hơn như: gửi tiền thưởng tiền mặt tại chỗ, gửi tiền được tặng quà (đồng hồ, đường, quyển sổ …tùy số dư tiền gửi của khách hàng) vì tâm lý của những người gửi tiền tiết kiệm nói riêng, người địa phương nói chung “rất thích mua hàng có khuyến mãi, dù ít hay nhiều có quà vẫn thích hơn là không” và quả thật cách này có hiệu quả, bằng chứng là nguồn vốn huy động năm 2006 tăng 9,72% so với năm 2005 , thì sang năm 2007 tăng lên 49,74% so với cùng kì năm 2006. Cách lý giải thứ hai là nguồn vốn ngân hàng sử dụng để cho vay tăng với tốc độ cao hơn nguồn vốn có thể huy động tại địa bàn, cho nên ngân hàng phải chấp nhận phụ thuộc vào vốn điều hòa từ hội sở hơn là chạy theo doanh số huy động để có tiền tại chỗ cho vay nhưng đến cuối cùng tăng dư nợ, tăng vốn huy động mà hiệu quả hoạt động lại không cao. Thật vậy, dựa vào bảng tình hình dư nợ qua các năm ta nhận thấy, trong khi tổng dư nợ cho vay trong năm 2006 tăng so với năm 2005 là 14,62%(tăng từ 223.191 triệu đồng lên 255.830 triệu đồng) thì trong năm 2007 dư nợ đã tăng lên 58,40% (tức là đạt 405.225 triệu đồng), như vậy có thể khẳng định với tốc độ tăng dư nợ cao như vậy khó mà huy động được đủ nguồn vốn để cho vay dù chịu bỏ ra nhiều chi phí, do đó việc chọn lựa nguồn vốn từ Hội sở vẫn là sáng suốt hơn của Ban Giám Đốc và Phòng kinh doanh.
HÌNH 4.5. SO SÁNH TỶ TRỌNG CHI PHÍ TRẢ LÃI VÀ CHI PHÍ NGOÀI LÃI QUA 3 NĂM
HÌNH 4.5. SO SÁNH TỶ TRỌNG CHI PHÍ TRẢ LÃI VÀ CHI PHÍ NGOÀI LÃI QUA 3 NĂM
88.42 86.89 87.28 11.58 13.11 12.72 80 85 90 95 100 105 2005 2006 2007 NĂM
% 2.Chi phí ngoài lãi
1.Chi phí trả lãi
HÌNH 4.6. SO SÁNH TỶ TRỌNG CÁC NGUỒN CHI NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THỂ QUA 3 NĂM
56.47 11.39 32.14 57.14 13.93 28.93 52.78 11.08 36.15 0% 20% 40% 60% 80% 100% % 2005 2006 2007 NĂM HÌNH 4.6. SO SÁNH TỶ TRỌNG CÁC NGUỒN CHI NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THỂ QUA 3 NĂM
Chi phí khác Chi phí khấu hao Chi phí nhân viên
BÀNG 4.11. CƠ CẤU CHI PHÍ NGOÀI LÃI VÀ CHI PHÍ TRẢ LÃI KHOẢN MỤC 2005 2006 2007 SO SÁNH 2006/2005 SO SÁNH 2007/2006 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1.Chi phí trả lãi 18.836 88,42 21.083 86,89 27.571 87,28 2.247 11,93 6.488 30,77
2.Chi phí ngoài lãi 2.467 11,58 3.180 13,11 4.017 12,72 713 28,90 837 26,32
3.Tổng chi phí 21.303 100 24.263 100 31.588 100 2.960 13,89 7.325 30,19
Nguồn: Phòng kinh doanh
BẢNG 4.12. CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG CHI PHÍ NGOÀI LÃI KHOẢN MỤC
2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH
2006/2005
CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền tăng (%)Tốc độ Số tiền tăng (%)Tốc độ
Chi phí ngoài lãi 2.467 100 3.180 100 4.017 100 713 28,90 837 26,32
Chi phí nhân viên 1.393 56,47 1.817 57,14 2.120 52,78 424 30,44 303 16,68
Chi phí khấu hao 281 11,39 443 13,93 445 11,08 162 57,65 2 0,45
Chi phí khác 793 32,14 920 28,93 1.452 36,15 127 16,02 532 57,83
BẢNG 4.13. LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO KHOẢN MỤC ĐƠN VỊ 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền tăng (%)Tốc độ Số tiền tăng (%)Tốc độ 1.Chi phí trả lãi triệu đồng 14.109 19.960 24.327 5.851 41,47 4.367 2,88
2.Tổng vốn huy động triệu đồng 224.717 249.662 396.598 24.945 11,10 146.936 58,85
3.Lãi suất bình quân đầu vào % 6,28 7,99 6,13 1,72 -1,86
Nguồn: Phòng kinh doanh
BẢNG 4.14. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền tăng (%)Tốc độ Số tiền tăng (%)Tốc độ
Tổng dư nợ cho vay 223.191 100 255.830 100 405.225 100 32.639 14,62 149.395 58,40
Cho vay ngắn hạn 98.785 44,26 171.683 67,11 345.868 85,35 72.898 73,79 174.185 101,46 Cho vay trung dài hạn 35.523 15,92 31.425 12,28 20.541 5,07 (4.098) -11,54 (10.884) -34,63 Cho vay uỷ thác 88.883 39,82 52.722 20,61 38.816 9,58 (36.161) -40,68 (13.906) -26,38 Dư nợ trong hạn 218.864 98,06 255.031 99,69 405.137 99,98 36.167 16,52 150.106 58,86
Nợ quá hạn 4.327 1,94 799 0,31 88 0,02 (3.528) -81,53 (711) -88,99
Bảng 4.12 cho ta thấy rằng trong chi phí ngoài lãi thì chi phí nhân viên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50%, kế đến là chi phí khấu hao. Điều này là hoàn toàn hợp lý đối với các ngân hàng, vì trong các chi phí ngoài lãi thì chi phí trả lương, đào tạo nhân viên là chi phí cao nhất, tuy nhiên nhà quản trị cũng phải quan tâm đến tỷ trọng của quỹ lương để từ đó liên hệ đến năng suất lao động bình quân của chi nhánh, từ đó nắm bắt được mối liên hệ giữa tiền lương và năng suất lao động mà có hướng điều chỉnh cho phù hợp trong phạm vi quyền hạn hoặc có hướng đề đạt lên trên. Tuy nhiên, từ bảng tính ta cũng dễ nhận thấy là tốc độ tăng của chi phí nhân viên là không cao, biết rằng nhà quản trị thì luôn muốn hạn chế chi phí tiền lương, nhưng trong bối cảnh cạnh tranh nhân sự gay gắt như hiện nay thì chi lương nhất định là nên tăng dù không tăng ngay thì cũng theo lộ trình, tuy nhiên khi tìm hiểu thì được biết rằng lương bình quân của Ngân hàng quả thật là thấp hơn nhiều Ngân hàng khác, nhưng nếu cộng thêm các khoản khen thưởng, quyền mua cổ phiếu ưu đãi, nhận cổ tức hàng năm thì không hề thua kém, nhưng điều này không nhiều người bên ngoài nhìn thấy được và tin tưởng, cho nên Ban giám đốc rất khó trong việc giữ chân người tài cũng như chiêu dụ nhân tài mới về làm việc. Bên cạnh chi phí nhân viên, chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng trong 3 năm chứng tỏ tài sản cố định tăng hay từ đây có thể suy ra ngân hàng đang từng bước thay đổi trang thiết bị cơ sở vật chất, công cụ lao động ngày càng hiện đại đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá nghiệp vụ ngân hàng để theo kịp xu hướng chung của ngành.
Bảng tính lãi suất bình quân đầu vào cho ta thấy từ năm 2005 chuyển sang năm 2006 không có biến động lớn về chỉ số này (cụ thể năm 2006 chỉ tăng so với năm 2005 là 1,72%), trong khi đó năm 2007 lại có sự giảm mạnh Lãi suất bình quân đầu vào so với năm 2006, giảm đến 1,86%, điều này có thể cho ta 2 nhận định:
Một là, Ngân hàng đã cắt giảm được chi phí đầu vào trong năm 2007, mà chi phí đầu vào thì bao gồm chi phí ngoài lãi (định phí), chi phí trả lãi (biến phí), như vậy để thực hiện giảm chi phí đầu vào ta phải tìm cách điều tiết giảm một trong hai loại chi phí trên. Để chi phí trả lãi giảm, Ngân hàng có thể lựa chọn một trong hai hoặc cả hai giải pháp sau: hoặc là giảm chi phí trả lãi nguồn vốn điều hòa hội sở, hoặc là giảm chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động tại chỗ. Mà
như đã phân tích ở trên, vốn điều tiết từ hội sở luôn có chi phí cao hơn so với vốn huy động tại chỗ. Do đó, chắc chắn đầu tiên, Ngân hàng sẽ quan tâm đến giải pháp tăng nguồn vốn huy động tại chỗ. Thật vậy, Vốn huy động trong năm 2007 tại Chi