2.1. Tổng quan về Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
2.1.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Ngoại Thương: Thương:
- Ngày 1 tháng 4 năm 1963, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNT VN) chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/Cp do hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối thuộc ngân hàng Trung Ương. NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ, xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ… Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho ban lãnh đạo ngân hàng Nhà Nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà Nước và về quan hệ với ngân hàng Trung Ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế…
- Ngày 14/11/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 thành ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên ngân hàng ngoại thương Việt Nam, gọi tắt là ngân hàng Ngoại Thương, tên giao dịch bằng
Tiếng Anh: Bank for foreign trade of Việt Nam (VCB). Trụ sở của VCB đặt tại 198 Trần Quang Khải, Hà Nội.
- 1/4/1991, Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thành lập nhưng vẫn trực thuộc NHNT TW.
- Sau hơn 40 năm thành lập, trưởng thành và phát triển, NHNT gồm: 58 chi nhánh, 1 Sở giao dịch, 87 phòng giao dịch, 3 công ty trực thuộc trên toàn quốc, 3 văn phòng đại diện và 1 công ty con tại nước ngoài với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người.
Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn với 6 doanh nghiệp, 7 ngân hàng và một quỹ tín dụng, tham gia 4 liên doanh với nước ngoài, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau: kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư…