Thẩm định cho vay

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho NHTMCP Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016 (Trang 28 - 31)

Bao gồm 2 khâu cơ bản: Thẩm định khách hàng và thẩm định TSĐB (áp dụng trong trường hợp cho vay thế chấp)

2.4.2.1 Thẩm định khách hàng

Là khâu quyết định cho vay hay không hoặc cho vay đến mức độ nào. Thẩm định khách hàng dựa vào 2 yếu tố cơ bản là thẩm định tình hình tài chính khách hàng (bao gồm cả tư cách, uy tín của khách hàng) và tình hình TSĐB. Khi thẩm định tài chính cần đánh giá cả thu nhập hiện tại và dự kiến trong tương lai, uy tín trả nợ trước khi vay và khả năng trả nợ sau này, tình hình công nợ bên ngoài cũng như tại các TCTD khác.

- Khách hàng đủ điều kiện về tài chính: Một khách hàng đủ điều kiện về tài chính là khách hàng có đủ khả năng trả nợ (vốn + lãi) đúng hạn mà không gặp phải bất kỳ một khó khăn nào. Vì vậy cán bộ thẩm định phải

đánh giá đúng, tính toán đúng được tổng thu nhập hiện tại, dự báo được cả thu nhập trong tương lai, xác định tổng chi phí cho sinh hoạt và chi phí khác.

Tổng thu nhập bao gồm thu nhập bằng tiền ổn định hàng tháng. Thông thường khách hàng có 2 nguồn thu nhập: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Thu nhập thường xuyên là thu nhập từ các nguồn ổn định như lương, thưởng, cổ tức, cho thuê nhà, xe, kinh doanh… Thu nhập không thường xuyên là thu nhập phát sinh không theo định kỳ như tiền hoa hồng, tiền làm ngoài giờ, tăng ca, bán nhà… Tổng thu nhập được tính theo công thức:

Tổng thu nhập = TN thường xuyên + 50% TN không thường xuyên

Thu nhập ổn định lệ thuộc vào tính cách nghề nghiệp, quá trình công tác, địa vị chức vụ, quá trình đào tạo, trình độ học vấn, quy mô và tình hình tài chính của cơ sở kinh doanh… Ngoài ra khách hàng còn phải có thiện chí trả nợ, dự đoán yếu tố này thường dựa vào tình hình trả nợ trong quá khứ và tư cách của khách hàng. Một khoản vay nếu khách hàng dùng vốn tự có càng lớn so với vốn vay chứng tỏ năng lực tài chính mạnh, có ý thức trả nợ và thường ít gặp rủi ro hơn nếu khách hàng chỉ dùng vốn vay ngân hàng.

Hoàn cảnh gia đình khách hàng cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định tính thống nhất trong khi vay, sự hợp tác đồng trả nợ cao, ít tốn kém chi phí nếu gia đình có ít người phải nuôi dưỡng hoặc họ đều có việc làm ổn định.

Cuối cùng sau khi thu thập đủ thông tin cần thiết phải đưa vào hệ thống chấm điểm tín dụng. Hệ thống chấm điểm tín dụng dựa trên những tiêu chí cần thiết sẽ là yếu tố quan trọng trong việc xét duỵêt cho vay.

- Tính ổn định của thu nhập: Thu nhập ổn định xuất phát từ công ăn việc làm có quá trình ổn định lâu dài, có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, ít dời đổi công tác.

+ Thu nhập tối thiểu ổn định là thu nhập thuần hàng tháng từ việc làm chính thức của khách hàng và các khoản thu nhập phụ khác như tiền thưởng hoa hồng, tiền làm ngoài giờ, bán thời gian, thời vụ. Các khoản thu nhập phụ không thường xuyên nhưng thường xuyên lặp lại thì cũng được tính vào thu nhập chung.

+ Thu nhập của các thành viên khác trong gia đình có tính ổn định, có tích lũy và cam kết cùng trả nợ cũng là yếu tố bổ sung.

+ Thu nhập khác như cho thuê nhà, thuê xe, cổ tức, hùn vốn liên doanh… cũng được xem xét.

Những trường hợp không có chứng từ chứng minh thu nhập, cán bộ thẩm định phải đi sâu vào tìm hiểu qua chính quyền địa phương, người lối xóm, bạn bè, người thân và thị sát hiện trường.

- Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập: Xem xét tỷ lệ này để xác định được tỷ lệ thu nhập ròng dùng để trả nợ vay

Tổng thu nhập bao gồm các yếu tố đã đề cập ở phần trên.

Tổng chi phí bao gồm tất cả các yếu tố chi phí cho sinh hoạt tiêu dùng cá nhân và gia đình, các loại chi phí khác như tiền thuê nhà, thuê các loại, chi phí bảo hiểm. Tỷ lệ chi phí/ thu nhập càng lớn chứng tỏ thu nhập tích luỹ càng cao.

Thu nhập còn lại dùng để trả nợ món vay (trừ các khoản vay khác hoặc nợ phải trả khác) là yếu tố góp phần quyết định mức cho vay.

Trường hợp khả năng trả nợ món vay thấp có thể xét đến các yếu tố khác như tình hình tài sản, các khoản phải thu của khách hàng, thói quen tiết kiệm, uy tín trả nợ trong quá khứ, các nguồn thu nhập trong tương lai đáng tin cậy để quyết định cho vay. Một khách hàng có nhiều tài sản, có uy tín, có tiện chí trả nợ sẽ dễ dàng được phê duyệt cho vay.

- Cân đối tài sản và công nợ

Công nợ thấp so với tổng tài sản của khách hàng, các khoản phải thu đều tập trung về ngân hàng cho vay, khả năng tích luỹ tài sản của khách hàng sẽ giúp ngân hàng an tâm cho vay, nhất là trường hợp tài sản đó đều được thế chấp, cầm cố cho ngân hàng.

2.4.2.2 Thẩm dịnh TSĐB

Các quy dịnh về TSĐB được xem xét trong quá trinh thẩm định thế chấp hoặc cầm cố. Các tài sản có khả năng thanh khoản cao sẽ dễ dàng được ngân hàng chấp thuận cho vay.

Mức cho vay quá thấp so với giá trị TSĐB sẽ dễ mất khách hàng vì không làm hài lòng, nhất là trường hợp khách hàng có nhu cầu vốn chính đáng. Ngược lại mức cho vay quá cao so với TSĐB cũng dễ gặp rủi ro nhất là khi có biến động giá cả TSĐB.

Các trường hợp ngoài quy định cần xin ý kiến phê duyệt của cấp trên để bổ sung các điều kiện cần thiết.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho NHTMCP Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016 (Trang 28 - 31)