Thực trạng tín dụng tiêu dùng tại ACB chi nhánh Cần Thơ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho NHTMCP Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016 (Trang 54)

Để đánh giá thực trạng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ và từ cơ sở đó tìm ra các giải pháp để phát triển sản phẩm tín dụng này, tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ nhằm đánh giá về chất lượng khoản vay tiêu dùng và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay này. Cuộc khảo sát được tiến hành bằng cách phỏng vấn 40 khách hàng hiện đang giao dịch với ACB chi nhánh Cần Thơ và đang vay tiêu dùng tại bất kỳ một ngân hàng nào đó trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay. Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 24/03/2008 đến ngày 31/03/2008. Địa điểm phỏng vấn là tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ khi khách hàng đến giao dịch.

Với câu hỏi hiện tại bạn đang vay tiêu dùng tại ngân hàng nào trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhằm đánh giá thị phần cho vay tiêu dùng của ACB trên địa bàn này, kết quả thu được đã được kiểm tra, xử lý và được mô tả qua hình vẽ sau:

Hình 8: Tỷ lệ khách hàng vay tiêu dùng tại các ngân hàng trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện nay

EAB 15% Eximbank 11% BIDV 11% Sacombank 7% NH khác 6% AGB 3% AB bank 6% Incombank 1% SG bank 8% Vietcombank 13% ACB 19%

Hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ có trên 20 ngân hàng TMCP đang hoạt động. Qua hình vẽ trên ta thấy được hiện nay khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ chiếm tỷ lệ cao nhất (19%), ngân hàng Đông Á đứng ở vị trí thứ hai (15%), tiếp theo là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (13%), ngân hàng đầu tư và phát triển (11%), ngân hàng cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank (11%) ... Trong các nguyên nhân được đưa ra uy tín ngân hàng được nhiều khách hàng lựa chọn là nhân tố quan trọng nhất khi quyết định giao dịch với một ngân hàng, tiếp theo là chất lượng sản phẩm dịch vụ, phong cách phục vụ của nhân viên, chính sách khuyến mãi của ngân hàng... Điều này chứng tỏ Á Châu đã hoàn toàn chiếm lĩnh được sự tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên trong tương lai, ngân hàng cần cố gắng duy trì và phát huy thêm nữa các thế mạnh của mình, gia tăng thêm niềm tin để mở rộng thị phần vay tiêu dùng lên một con số cao hơn nữa.

Bên cạnh đó, cuộc khảo sát cũng tiến hành đánh giá chất lượng của khoản vay tiêu dùng hiện nay tại ACB Cần Thơ thông qua cách cho điểm các khoản mục có liên quan từ mức điểm 1 (hoàn toàn không hài lòng) đến mức điểm 5 (hoàn toàn hài lòng). Với 8 khoản mục được đưa ra, kết quả thu được như sau

Bảng 6: Đánh giá chất lượng các khoản mục cho vay tiêu dùng tại ACB chi nhánh Cần Thơ

Khoản mục Điểm tối thiểu Điểm tối đa Điểm đạt được Chênh lệch

Thủ tục xin vay 1 5 3,65 1,35

Mức lãi suất vay 1 5 3,45 1,55

Thời hạn vay 1 5 3,63 1,38

Cách thức trả nợ 1 5 3,45 1,55

Mức độ an toàn 1 5 3,70 1,30

Phong cách phục vụ nhân viên 1 5 3,73 1,28

Thời gian thực hiện các giao dịch 1 5 3,45 1,55

Các chính sách ưu đãi khi vay 1 5 3,05 1,95

Ghi chú: Chênh lệch là sự so sánh giữa mức điểm đạt được và mức điểm tối đa

Nhìn vào bảng tổng hợp trên cho thấy rằng phong cách phục vụ nhân viên là khoản mục đạt số điểm cao nhất (3,73 điểm), chứng tỏ khách hàng hoàn toàn hài lòng về cách tư vấn, làm hồ sơ, thẩm định và giải ngân của tất cả các nhân viên trong suốt quá trình vay tiêu dùng tại ACB Cần Thơ. Đây là một ưu điểm cần được phát huy để góp phần tăng hiệu quả cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Các khoản mục mức độ an toàn khi vay (3,70 điểm), thủ tục xin vay (3,65 điểm) và thời hạn cho vay tiêu dùng (3,63 điểm) cũng được đánh giá là hiệu quả và mang đến sự hài lòng cao cho khách hàng.

Các khoản mục lãi suất, cách thức trả nợ và thời gian thực hiện các giao dịch đạt số điểm bằng nhau là 3,45 điểm. Khoản mục các chính sách ưu đãi khi vay đạt 3,05 điểm, tuy đây là mức điểm thấp nhất trong tổng các mức điểm đạt được nhưng không có nghĩa là khách hàng hoàn toàn không hài lòng. ACB Cần Thơ cần tăng cường hơn nữa các chính sách ưu đãi, khuyến mãi khi khách hàng tham gia vay tiêu dùng tại ngân hàng, góp phần thu hút khách hàng đến vay nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên nếu so với mức điểm tối đa là 5 thì các khoản mục trên vẫn chưa đạt hiệu quả tốt nhất, trong thời gian tới ACB Cần Thơ cần tìm các biện pháp

khắc phục các hạn chế, thiếu sót, phát huy các nhân tố tích cực, xóa dần sự chênh lệch với mức điểm tối đa và nâng điểm số của các khoản mục trên lên mức cao nhất có thể.

Bảng 7: Tỷ trọng vay tiêu dùng tại ACB chi nhánh Cần Thơ ba năm qua

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

- SXKD 88.647,48 54,00 266.979,80 58,00 884.715,82 62,00

- Tiêu dùng 31.190,78 19,00 92.062,00 20,00 342.470,64 24,00

- Khác 44.323,74 27,00 101.268,20 22,00 199.774,54 14,00

Tổng DSCV 164.162,00 100,00 460.310,00 100,00 1.426.961,00 100,00

(Nguồn: Phòng kế toán ACB chi nhánh Cần Thơ)

Qua ba năm 2005, 2006 và 2007 tỷ trọng vay tiêu dùng ngày càng tăng trong tổng cơ cấu các khoản vay, năm 2005 doanh số vay tiêu dùng đạt 31.190,78 triệu đồng chiếm 19% trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 vay tiêu dùng tại ACB Cần Thơ đạt 92.062 triệu đồng chiếm 20% doanh số cho vay và tăng nhanh ở năm 2007 chiếm 24% tổng doanh số cho vay ( đạt 342.470,64 triệu đồng). Doanh số cho vay tiêu dùng tăng là do ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm tiện ích như cho vay siêu tốc, đăng ký vay qua mạng Internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, cho vay tới 80% giá trị ngôi nhà hay xe ô tô,... đồng thời ngân hàng còn chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau, thậm chí phối hợp với công đoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay tại nơi công nhân làm việc, cùng với đại lý ô tô hay chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục thay cho khách hàng,... mang đến cho khách hàng thật nhiều tiện ích.

Tuy nhiên nhìn chung thì cho vay tiêu dùng hiện vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu cho vay. Thực tế này có thể được giải thích bởi các nguyên nhân sau:

- Tín dụng tiêu dùng là sản phẩm tín dụng xuât hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhất là các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động nhưng ở nước ta loại hình này chỉ mới hình thành và phát triển rầm rộ trong khoảng thời gian gần đây. Trước đây, với hoạt động ngân hàng truyền thống ở nước ta, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ. Khi vay vốn, nhìn chung, khách hàng phải có dự án khả thi, thể hiện rõ đối tượng đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh cái gì, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, vòng quay vốn và thời hạn thu hồi vốn như thế nào,... kèm theo tài sản đảm bảo tiền thì mới có thể được xem xét vay vốn. Còn hình thức vay tín chấp chỉ mới xuất hiện và phát triển mạnh trong thời gian khoảng một năm trở lại đây.

- Một nguyên nhân khác là vào cuối năm 2007 tình hình lãi suất trên thị trường biến động liên tục, lãi suất cho vay tăng cao cũng là nguyên nhân khiến khách hàng dè dặt hơn khi quyết định đi vay.

- Vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ không có nghĩa là số lượng khách hàng đến vay ít, mà thực tế ở ACB Cần Thơ số lượng khách hàng vay tiêu dùng chiếm trên 70% tổng lượng khách hàng đến vay. Nhưng do đặc điểm các khoản vay tiêu dùng là những khoản vay nhỏ, lẻ phục vụ cho các mục tiêu sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày do đó doanh số cho vay không nhiều. Ngược lại số lượng các doanh nghiệp đến vay với mục đích sản xuất kinh doanh

Năm 2005 Tiêu dùng 19% SXKD 54% Khác 27% Năm 2006 Tiêu dùng 20% Khác 22% SXKD 58% Năm 2007 SXKD 62% T iêu dùng 24% Khác 14%

hầu như rất ít, nhưng nhu cầu vốn của họ lại rất lớn nên một hợp đồng vay bổ sung vốn kinh doanh có thể gấp hàng trăm lần so với một hợp đồng vay dưới mục đích tiêu dùng.

Chính những nguyên nhân nêu trên nên cho vay tiêu dùng ở ACB Cần Thơ trong ba năm qua chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Nhưng rõ ràng đây là sản phẩm rất có tiềm năng phát triển, việc cần làm là ngân hàng nên có những biện pháp để gia tăng doanh số cho vay, hạn chế các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực như đã nêu ở phần trên và đưa sản phẩm đến gần công chúng hơn, để họ thấy được sự tiện ích cũng như tính thiết thực mà sản phẩm vay tiêu dùng mang đến cho họ.

Bảng 8: Tình hình vay tiêu dùng tại ACB Cần Thơ qua ba năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 06/05 So sánh 07/06 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % DS cho vay 31.190,78 92.062,0 0 342.470,6 4 60.871,22 195,16 250.408,6 4 272,00 - Tín chấp 2.651,22 10.458,2 5 95.549,30 7.807,03 294,47 85.091,05 813,63 - Thế chấp 28.539,56 81.603,75 246.921,34 53.064,19 185,93 165.317,59 202,59 DS thu nợ 30.405,56 85.108,2 7 295.197,6 8 54.702,71 179,91 210.089,4 1 246,85 - Tín chấp 2.397,25 8.749,35 91.739,58 6.352,10 264,97 82.990,23 948,53 - Thế chấp 28.008,31 76.358,92 203.458,00 48.350,61 172,63 127.099,08 166,45 Dư nợ 11.364,00 22.790,00 65.958,00 11.426,00 100,55 43.168,00 189,42 - Tín chấp 1.876,35 4.932,18 18.976,35 3.055,83 162,86 14.044,17 284,75 - Thế chấp 9,487.65 17.857,8 2 46.981,65 8.370,17 88,22 29.123,83 163,09 Nợ quá hạn 156,07 77,51 71,50 -78,56 -50,34 -6,01 -7,75 - Tín chấp 57,09 21,82 19,45 -35,27 -61,78 -2,37 -10,86 - Thế chấp 98,98 56,69 52,05 -42,29 -42,73 -4,64 -8,18

Hiện nay khách hàng vay tiêu dùng tại ACB Cần Thơ dưới hai hình thức là tín dụng tiêu dùng thế chấp (có TSĐB) và tín dụng tiêu dùng tín chấp (không cần TSĐB). Dù trong hình thức nào thì mục tiêu vay của khách hàng vẫn là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Qua bảng số liệu trên giúp người đọc có thể đánh giá về tính hiệu quả của khoản vay tiêu dùng tại ngân hàng qua ba năm, doanh số cho vay không ngừng tăng nhanh. Nếu năm 2005 doanh số vay tiêu dùng là 31.190,78 triệu đồng, thì đến năm 2006 doanh số vay đã tăng lên 195,16% đạt 92.062 triệu đồng, năm 2007 doanh số cho vay đạt 342.470,64 triệu đồng. Cùng với sự gia tăng của doanh thu là tốc độ thu nợ và dư nợ cũng tăng nhanh qua các năm, trong khi đó nợ quá hạn ngày càng giảm. Các con số trên đã phản ánh được đây là sản phẩm có tiềm năng rất lớn để phát triển, ngân hàng cần có các chính sách mở rộng và sự đầu tư đúng mức để phát huy lợi thế của sản phẩm này.

Hình 10: Mục đích vay tiêu dùng của khách hàng

Du học 3% Mua xe 27% Xây dựng, sũa chữa nhà 20% Mua nhà, nền nhà 8% Khác 3% Sinh hoạt tiêu

dùng 39%

Hiện nay, ở ACB Cần Thơ có rất nhiều sản phẩm vay tiêu dùng, tùy theo mục đích của người vay như: vay mua nhà, mua xe, sữa chữa nhà, du học, sinh hoạt tiêu dùng,… Qua cuộc khảo sát 40 khách hàng ta thấy mục đích vay của khách hàng chủ yếu tập trung vào nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, thứ hai là mua xe, vì đây là phương tiện đi lại chủ yếu và trong thời gian gần đây các hãng xe đều có chính sách mua xe trả góp, nên lượng khách hàng mua xe tăng nhanh… Trong khi đó du học lại chiếm một tỷ trọng nhỏ, lý do là hiện nay ở thành phố Cần Thơ du học còn

là một vấn đề mới mẻ, và chưa có nhiều gia đình có đủ điều kiện để hỗ trợ con em mình đi du học, ngân hàng trong trường hợp này chỉ đóng vai trò là người bảo lãnh, chứng minh nguồn tài chính cho du học sinh được nhập học, phần lớn là tùy thuộc vào gia đình, vì thế ở ACB Cần Thơ mảng du học thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong mục đích vay của khách hàng.

Để có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiện nay ở ACB Cần Thơ, chúng ta cùng đi sâu phân tích từng loại hình vay tiêu dùng.

- Tín dụng tiêu dùng thế chấp: Đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 doanh số vay tiêu dùng thế chấp đạt 28.539,56 triệu đồng, năm 2006 đạt 81.603,75 triệu đồng (tăng 185,93% so với năm 2005), năm 2007 là 246.921,34 triệu đồng (tăng 202,59% so với năm 2006).

28.539,56 81.603,75 246.921,34 0,00 50.000,00 100.000,00 150.000,00 200.000,00 250.000,00 Năm 2005 2006 2007 Triệu đồng

Hình 11: Doanh số cho vay tiêu dùng thế chấp qua các năm

Sự gia tăng trong doanh số cho vay này được giải thích bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất là ACB có một số lượng sản phẩm vay tiêu dùng thế chấp khá đa dạng, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, ví dụ như vay để mua xe, mua nhà, đất, sửa chữa nhà ở, cưới vợ, mua sắm thiết bị đồ dùng trong sinh hoạt gia đình… Sự đa dạng của các sản phẩm này sẽ thu hút được sự quan tâm của tất cả các tầng lớp, thành phần dân cư trong xã hội. Tuy nhiên nếu chỉ có sản phẩm đa dạng thì chưa đủ, bởi vì đối với một người đi vay ngoài việc sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu của mình thì mức lãi phải trả cũng phải thật hợp lý so với thu nhập của họ. Về đặc

điểm này, ACB Cần Thơ đã nắm bắt và luôn đưa ra mức lãi suất cho vay tiêu dùng thế chấp phù hợp với khả năng của khách hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ và thích ứng với sự biến đổi của thị trường. Ví dụ vào cuối năm 2007 thị trường lãi suất biến động mạnh, lãi suất cho vay không ngừng tăng lên đứng trước tình thế này, ACB đã ban hành quyết định số 648/ NVQĐ.KCN.07 ngày 08 tháng 11 năm 2007 để điều chỉnh mức lãi suất cho vay phù hợp với tình hình thị trường và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Dưới đây là biểu lãi suất vay tiêu dùng thế chấp áp dụng từ ngày 12/11/2007:

Bảng 9: Biểu lãi suất cho vay tiêu dùng thế chấp tại ACB Cần Thơ ĐVT: % Kỳ hạn Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Ngắn hạn (%/ tháng) LSCV cố định - Đến 06 tháng 1,06 1,07 1,11 1,13 - Trên 06 đến 12 tháng 1,07 1,08 1,12 1,14 LSCV add-on 0,70 0,71 0,72 0,74 Trung hạn (%/ tháng) LSCV thả nổi hàng năm

- Năm đầu tiên 1,12 1,13 1,15 1,17

- Từ năm thứ hai trở đi LS13 + 0,35 LS13+ 0,36 LS13 + 0,38 LS13 + 0,40

LSCV add-on 0,76 0,77 0,79 0,81

Dài hạn (%/ tháng)

LSCV thả nổi hàng năm

- Năm đầu tiên 1,15 1,16 1,18 1,20

- Từ năm thứ hai trở đi LS13 + 0,38 LS13+ 0,39 LS13 + 0,41 LS13 + 0,43

LSCV ngày (%/ ngày) 0,05

(Nguồn: Phòng kinh doanh ACB Cần Thơ) Ghi chú: LSCV add- on: Lãi suất cho vay tính trên dư nợ ban đầu. 1/ Tài sản đảm bảo được chia thành 4 nhóm

- Nhóm 1: Nhà ở, căn hộ chung cư, đất thổ cư ở đô thị.

- Nhóm 2: Đất thổ cư ở nông thôn, đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh, văn phòng, nhà xưởng trên đất sử dụng ổn định lâu dài.

- Nhóm 3: Hàng hóa (bao gồm: nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng và các hàng hóa khác), cổ phiếu, phần hùn, các loại bất động sản khác.

- Nhóm 4: Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các loại động sản khác.

2/ “LS13”: Là lãi suất tiền gửi tiết kiệm cùng loại tiền cho vay có kỳ hạn 13 tháng, bậc 2 (nếu

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho NHTMCP Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016 (Trang 54)