Thực trạng thị trường tiêu dùng hiện nay

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho NHTMCP Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016 (Trang 52 - 54)

Tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, đồng đô la Mỹ giảm giá so với hầu hết các đồng tiền khác, giá cả tiêu dùng của nhiều nền kinh tế lớn đã tăng cao so với nhiều năm trước đó, giá dầu và giá của nhiều loại vật tư, nguyên liệu tăng cao, gây ảnh hưởng mạnh đến sản xuất trong nước; giá tiêu dùng trong nước tăng nhanh qua các năm. Điều này được minh họa bằng bảng sau:

ĐVT : %

2004 2005 2006 2007 2008

Năm 2003 = 100

Chỉ số giá tiêu dùng 102,50 102,02 101,68 101,72 104,42

(Nguồn: Tổng cục thống kê ngày 28/03/2008)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng từ sau năm 2005 chỉ số giá tiêu dùng ngày càng tăng qua các năm . Đặc biệt đến cuối tháng 3 năm 2008 tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng đã lên cao nhất trong 5 năm qua.

Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ hiện nay, tăng mạnh đẩy giá lên là các nhóm hàng lương thực; phương tiện đi lại, bưu điện; nhà ở và vật liệu xây dựng với các mức tăng so với tháng trước lần lượt là: lương thực tăng 10,5%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 5,76%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,55%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng ở mức 0,3%-1,5%. So với tháng 12/2007, giá tiêu dùng ba tháng đầu năm 2008 đã tăng 9,19%, trong đó hàng lương thực tăng 17,91%; thực phẩm tăng 13,08%; nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 8,01%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 7,32%; các nhóm khác tăng phổ biến từ 0,6% đến 4,4%. Bình quân mỗi tháng trong quí I năm 2008, giá tiêu dùng đã tăng ở mức 16,38% so với quí I năm trước, trong đó hàng thực phẩm tăng 28,41%; lương thực tăng 21,53%; nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 17,94%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 10,05%; các nhóm khác tăng phổ biến từ 2% đến 7,7%.

Giá tiêu dùng quí I tăng cao do tăng giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng đến giá sản xuất và dịch vụ trong nước; nguồn cung thực phẩm giảm do rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng và vật nuôi; giá lương thực trên thị trường thế giới tăng mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang mua lúa với giá khá cao (từ 4 triệu đến 4,5 triệu đồng/tấn) nên mặc dù ở các tỉnh phía Nam đang thu hoạch rộ lúa đông xuân và được mùa nhưng giá lương thực trong nước vẫn tiếp tục tăng cao. Bên cạnh các nguyên nhân trên còn có những hạn chế và bất cập trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khoá và điều hành giá cả và một nhân tố rất quan trọng đó là sự phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ cuộc sống của người dân ngày càng tăng thêm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quí I/2008theo giá thực tế, ước tính đạt 218,3

nghìn tỷ đồng, tăng 29,2% so với quí I năm trước, trong đó khu vực kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể tăng cao ở mức 34-36%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 38,1%; riêng kinh tế Nhà nước giảm 1,4%. Trong các ngành, thương nghiệp chiếm 82,5% tổng mức và tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước; khách sạn nhà hàng chiếm 11% và tăng 26,1%; du lịch lữ hành chiếm 1,4% và tăng 31,3%; dịch vụ chiếm 5,1% và tăng 28,4%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quí I năm nay tăng khoảng 13%, thấp hơn mức tăng 15% của quí I năm trước.

Với những diễn biến của thị trường tiêu dùng hiện nay, đã có sự tác động mạnh mẽ đến tín dụng tiêu dụng trong toàn bộ hệ thống NHTM cả nước nói chung và ACB chi nhánh Cần Thơ nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho NHTMCP Á Châu chi nhánh Cà Mau từ năm 2008-2016 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w