Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội (Trang 52 - 54)

* Hệ thống pháp lý về hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Như đã đề cập ở trên, luật pháp Việt Nam đã tạo ra một cơ sở pháp lý cần thiết ban đầu cho hoạt động tín dụng tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại. Tuy vậy, cụ thể của Luật đổi mới là căn cứ pháp lý vững chắc nhất để hành động, nhất là đối với những Tổ chức tín dụng là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, rất cần những cơ sở pháp lý đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ để có thể đảm bảo an toàn, không xảy ra những rủi ro. Chính vì thế, ở nhiều nước đã xây dựng hệ thống Luật tín dụng tiêu dùng, bao gồm một loạt các đạo luật điều chỉnh các mảng vấn đề liên quan đến hoạt động TDTD. Ứng dụng vào Việt Nam, nước ta tuy trong giai đoạn đầu hoạt động, còn nhiều bất cập nhưng cũng nên sớm ban hành hệ thống Luật tín dụng tiêu dùng nhằm tạo ra nền tảng cho hệ thống cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ, giúp cho tín dụng tiêu dùng hoạt động có hiệu quả và ngày càng mở rộng, phát triển.

* Những yếu tố văn hóa - xã hội

Yếu tố văn hoá - xã hội là một trong những nguyên nhân chủ yếu có tác động nhất định đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là loại hình TDTD. Tình trạng quy mô hoạt động tiêu dùng còn thấp, khả năng mở rộng các nghiệp vụ

cung ứng là khó khăn, dẫn đến những hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng có một phần nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen và tâm lý của người Việt Nam. Người Việt Nam có xu hướng không thích ở trong tình trạng nợ nần và chịu gánh nặng tâm lý rất lớn khi chưa trả hết nợ. Họ có tư tưởng rằng quan hệ với ngân hàng là biến mình thành con nợ của ngân hàng, điều này không mấy ai dễ dàng chấp nhận, bất chấp những lợi ích thiết thực mà ngân hàng đem lại cho họ thông qua sự tài trợ của mình. người Việt hiện nay, ngoại trừ giới trẻ thành thị có phần năng động, khôn ngoan, đa phần thích chấp nhận cảnh nghèo nàn hơn là cảnh sung sướng nhưng nợ nần, nghĩ đến việc có một cuộc sống đầy đủ để yên tâm nghỉ ngơi lúc tuổi già hơn là việc hưởng thụ trước mắt, và họ có xu hướng tự tích luỹ, tiết kiệm để mua sắm hơn là mua sắm rồi tích góp để trả nợ. Vì vậy mà ngân hàng không mở rộng được đối tượng cho khách hàng vay, giảm tỷ trọng của ngân hàng và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngành ngân hàng.

Kết luận chương 2:

Chương 2 của chuyên đề đã giới thiệu một cách khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội. Tác giả cũng đánh giá rất chi tiết về hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh Hà Nội trên cơ sở phân tích hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng đánh giá tổng kết những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như những nguyên nhân của của hạn chế đó đối với chi nhánh.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội (Trang 52 - 54)