Do quy mô của công ty còn nhỏ nên các chỉ tiêu đánh giá cũng không qua phức tạp và cao siêu. Công ty mới sử dụng một số chỉ tiêu đơn giản như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư bỏ ra…Tuy nhiên các cán bộ thẩm định cũng không nên không để ý tới một số chỉ tiêu quan trọng khác như NPV, IRR…mà nên tham khảo, tính toán để công tác thẩm định tài chính dự án được tiến hành kỹ càng hơn và dự án sẽ
chắc chắn dễ thành công hơn nếu như tìm được tiếng nói chung cho tất cả các chỉ tiêu.
Đồng thời để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi trình hồ sơ đi vay Ngân hàng, các chỉ tiêu NPV, IRR... là một trong các yếu tố đảm bảo một phần cho công ty để Ngân hàng cho vay. Ngân hàng với vai trò là người cho vay cũng tiến hành thẩm định tài chính dự án. Và một điều khác giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong việc thẩm định chính là mục đích của thẩm định. Ngân hàng tiến hành thẩm định là để cho vay, để ra quyết định cho doanh nghiệp hay dự án đó sử dụng vốn của Ngân hàng. Vì thế vai trò của thẩm định tài chính dự án đối với Ngân hàng là rất quan trọng, liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng, mà cũng chính vì thế mà việc Ngân hàng tiến hành thẩm định là rất cụ thể, chi tiết. Ngân hàng sẽ không bỏ qua bất cứ một sự sai xót nào, cũng như rất quan tâm để ý đến các chỉ tiêu của dự án.
Thực chất của việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là việc thực hiện các phương pháp, chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án. Trong quá trình tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính, công ty nên quan tâm hơn nữa đến giá trị thời gian của tiền.
Trong bảng các chỉ tiêu kinh tế có chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn và căn cứ vào bảng ta thấy dự án 292 Tây Sơn có thời hạn hoàn vốn là 4 năm 7 tháng. Nhưng ở đây mới chỉ tính bằng phép cộng trừ thuần túy chứ chưa chú ý đến thời gian của tiền. Tức là sau hơn 4 năm thì giá trị của dòng tiền đã thay đổi và công ty nên chú ý đến vấn đề này.
Đối với bảng dư kiến lãi lỗ của dự án (Bảng 6), nên được điều chỉnh lại như sau:
BẢNG 7:BẢNG DỰ KIẾN LÃI LỖ CỦA DỰ ÁN
Đơn vị: Đô la ($)
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Doanh thu sau thuế 200.250 245.700 282.150 322.200 322.200 359.550 Tổng chi phí 128.107,14 124.285,24 120.330,64 115.644,64 117.384,64 136.023,24 Lợi tức trước thuế 72.142,86 121.414,76 161.819,36 206.555,36 204.815,36 223.526,76
Thuế (32%) 23.085,72 38.852,72 51.782,2 66.097,7 65.540,92 71.528,6 Lợi nhuận sau thuế 49.057,14 82.562,04 110.037,16 140.457,66 139.274,44 151.998,16 Trả gốc 80.200 82.800 80.200 Khấu hao 38470,24 38470,24 38470,24 38470,24 38470,24 38470,24 CF 7327,38 38232,28 68307,4 178927,9 177744,68 190468,4
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Tòa nhà Kinh Đô)
Ta thấy rằng luồng tiền mà dự án mang lại không phải là giá trị âm như trước nữa, đó là nhờ có luồng tiền khấu hao đã được trích trước. Luồng tiền khấu hao là một khoản được trích ra hàng năm từ họat động của dự án nhưng nó không phaỉ là một dòng tiền đi ra thực sự của dự án, chính vì vậy mà nó mang lại cho dự án cũng như doanh nghiệp một số hiệu quả nhất định.
Sau khi tính toán được dòng tiền của dự án qua các năm, công ty nên tham khảo việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án như NPV, IRR... ở đây ta sẽ tính chỉ tiêu NPV: Theo các số liệu dự tính về luồng tiền trên thì ta có NPV của dự án sẽ là:
NPV = 261491,5.
Đây là dự án có NPV dương và khá cao. Chứng tỏ dự án này là khả thi ngay từ khi còn trên giấy tờ và thực tế đã chứng minh cho điều này. Đây là lợi thế của dự án nếu như việc vay Ngân hàng gặp khó khăn.