Trong quá trình sản xuất phần mềm công nghiệp, người ta thường chuyên môn hóa cao độ các công đoạn từ khi khởi đầu đến khi thanh lý một hợp đồng phần mềm. Mỗi công đoạn thực hiện một nhiệm vụ xác định do một số chuyên viên với chức danh nhất định thực hiện.
Hiện nay, Trên thế giới giới cũng như trong các công ty sản xuất phần mềm ở Việt Nam người ta phân định ra một số công đoạn chính trong quy trình phát triển phần mềm như sau:
2.1 Quy trình 1 – Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm
Mục đích của quy trình là tiến hành gặp gỡ khách hàng, khởi tháo hợp đồng phần mềm rồi tiến hành ký kết thực hiện hợp đồng phần mềm
Dấu hiệu quy trình xác định quản lý hợp đồng phần mềm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
• Soạn thảo và thiết kế hợp đồng phần mềm
• Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mềm
• Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm
2.2 Quy trình 2 – Xác định yêu cầu
Mục đích chính trong qui trình xác định yêu cầu là định hướng một cách cụ thể các yêu cầu của khách hàng về phần mềm tương lai. Ở giai đoạn ký kết hợp đồng phần mềm cơ bản, khách hàng mới phác họa ra các mong muốn còn kỹ sư phần mềm cũng chưa thể mô hình hóa toàn bộ các chức năng phần mềm sẽ được thiết kế. Do đó công đoạn xác định yêu cầu có vị
trí đặc biệt quan trọng ảnh hưởng và liên quan đến chất lượng của phần mềm sau này:
Các dấu hiệu: Quá trình xác định yêu cầu trong công nghệ PM được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây:
• Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu
• Lập mô hình hoạt động của hệ thống
Đây là 2 vấn đề đặc biệt quan trọng vạch rõ sự khác biệt giữa PM này và PM khác, bản chất của phân tích nghiệp vụ chuyên sâu là người cán bộ xác định yêu cầu phải nêu được những đặc trưng chuyên biệt cơ bản nhất của PM đó so với PM khác. Còn lập mô hình hoạt động của hệ thống BFD, IFD, DFD
2.3 Quy trình 3 – Quy trình thiết kế
Mục đích: Đây là qui trình có vai trò đặc biệt quan trọng vì hồ sơ thiết kế chính là nền tảng để dựa vào đó xây dựng nên phần mềm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đã có các công cụ lập trình tự động thì người ta yêu cầu các chuyên gia lập trình phải biết đọc bản vẽ thiết kế để nắm được cấu trúc tổng quát của phần mềm.
Dấu hiệu: Qui trìh thiết kế trong CNPM được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây:
• Thiết kế kiến trúc
• Thiết kế kỹ thuật
Trong đó phần thiết kế kỹ thuật được chia thành 4 công đoạn nhỏ
Thiết kế dữ liệu
Thiết kế chương trình
Thiết kế giao diện
2.4 Quy trình 4 – Quy trình lập trình
Mục đích: Trên cơ sở của hồ sơ thiết kế người ta lựa chọn một ngôn ngữ lập trình nào đó để chuyển đổi bản vẽ thiết kế thành một PM. Công đoạn này thường được gọi dưới cái tên là thi công PM.
Các dấu hiệu: Qui trình lập trình trong công nghệ được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây.
• Lập trình thư viện chung
• Lập trình các modul
• Tích hợp các hệ thống
2.5 Quy trình 5– Quy trình kiểm tra, test lỗi.
Mục đích: Sau công đoạn lập trình, sản phần phần mềm trước khi đưa ra thị trường phải được kỹ sư phần mềm thực hiện qui trình Test chương trình rất nghiêm ngặt bao gồm Test hệ thống, test theo các tiêu chuẩn nhiệm thu và test theo yêu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, test chương trình là một nghề nghiệp đặc biệt không chỉ đòi hỏi về chuyên môn mà phải có kiến thức sâu rộng về rất nhiều lĩnh vực
Các dấu hiệu: Qui trình test trong CNPM được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây
• Lập các kịch bản test (scenanio)
• Test hệ thống
• Test nhiệm thu
• Trong qui trình test vấn đề lập kịch bản có vai trò đặc biệt quan trọng vì đây chính là nền tảng là chìa khóa để xác định được bản chất của PM.
• Để có một kịch bản hiệu quả người cán bộ test phải có những am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mà PM đã sử dụng.
2.6 Quy trình 6 – Quy trình triển khai.
Mục đích: Qui trình triển khai là qui trình cuối cùng trong công đoạn sản xuất một PM công nghiệp. Mục đích của công đoạn này là cài đặt PM cho khách hàng, đào tạo sử dụng và bàn giao cho khách hàng.
Các dấu hiệu Qui trình triển khai trong CNPM được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây.
• Cài đặt máy chủ
• Cài đặt máy trạm
• Đào tạo sử dụng
• Lập biên bản bàn giao cho khách hàng