4.1 Vai trò của quy trình thiết kế
Trong công nghệ PM quy trình thiết kế có vai trò đặc biệt quan trọng tương tự như trong xây dựng thiết kế là khâu mở đầu còn lập trình được coi như quy trình thi công. Thiết kế công nghệ PM có vai trò đặc biệt quan trọng vì các lý do sau đây.
• Một PM được thiết kế trên cơ sở một nền tảng vững chắc sẽ đảm bảo tính ổn định lâu dài.
• Bản vẽ thiết kế là một tài liệu quan trọng nhất khi chúng ta muốn phát triển hoặc hoàn thiện một PM nào đó.
• Trong giai đoạn hiện nay khi đã có công cụ lập trình tự động dựa trên máy tính thì vấn đề quan trọng đối với các chuyên gia PM là biết đọc bản vẽ thiết kế chứ không phải là lập trình từng câu lệnh cụ thể.
• Một bản vẽ thiết kế PM chi tiết sẽ đảm bảo không có sự thay đổi đến khi có một sự thay đổi nào đó trong cấu trúc PM, còn ngược lại một PM chỉ làm theo kinh nghiệm không có cấu trúc cụ thể thì khi đưa vào sử dụng đôi khi chỉ thay đổi nhỏ về dữ liệu cũng gây ra những đổ vỡ trong chương trình.
4.2 Tiến trình thiết kế phần mềm
Trong công nghệ PM khi thiết kế một vấn đề nào đó người ta phân ra 2 góc độ quản lý và góc độ kỹ thuật. Góc độ quản lý chủ yếu phục vụ cho người quản lý PM còn góc độ kỹ thuật dành cho các kỹ sư PM.
Dưới góc độ quản lý người ta chia làm 2 góc độ
• Thiết kế sơ bộ
• Thiết kế chi tiết
Dưới góc độ kỹ thuật người ta chia làm 4 mức độ.
• Thiết kế kiến trúc
• Thiết kế dữ liệu
• Thiết kế các thủ tục
• Thiết kế giao diện
Góc độ quản lý và góc độ kỹ thuật trong công nghệ PM được biểu diễn trong hình vẽ sau đây.
Hình vẽ này thay cho việc diễn đạt chi tiết các nội dung sau đây Nếu xét ở góc độ quản lý chúng ta phải thực hiện 2 công đoạn:
Công đoạn thiết kế sơ bộ: gồm thiết kế sơ bộ kiến trúc, thiết kế sơ bộ dữ liệu, thiết kế sơ bộ thủ tục và thiết kế sơ bộ giao diện cũng hoàn toàn tương tự như vậy với công đoạn thiết kế chi tiết
Nếu xuất phát từ góc độ kỹ thuật cũng hoàn toàn tương tự chúng ta có thể thiết kế kiến trúc sơ bộ và kiến trúc chi tiết
4.3 Các phương pháp thiết kế phần mềm
4.3.1 phương pháp thiết kế Top Down Design (Thiết kế từ trên xuống)
Tư tưởng của phương pháp này là đi từ tổng quan đến chi tiết tức là khi giải quyết một vấn đề nào đó ở thực tiễn trước hết người ta đưa ra các phác thảo từ việc giải quyết vấn đề tổng quát sau đó các vấn đề lại được phân rã thành các vấn đề ngày càng nhỏ hơn cho đến khi mỗi vấn đề đã có thể tương đương với một chương trìn. Quy trình này cũng được gọi là quá trình cấu trúc hóa
góc độ quản lý
góc độ kỹ thuật
Thiết thiết thiết thiết kế kế kế kế kiến dữ thủ giao
4.3.2 phương pháp thiết kế Boottom Up Design (Thiết kế từ dưới lên)
Phương pháp này ngược với phương pháp thiết kế Top Down Design, nếu như trong phương pháp thiết kế từ trên xuống chúng ta đi từ tổng quát đến chi tiết thì phương pháp này lại ngược lại: Xuất phát điểm từ chi tiết rồi mới đi dần đến tổng quát.
Lĩnh vực ứng dụng chủ yếu của phương pháp này là các hệ thống thông tin thuộc loại mô hình hệ thống thông tin hóa từng phần. Đối với các hệ thống này người ta đã tiến hành tin học hóa ở một số bộ phận và mang lại hiệu quả thiết thực. Khi có dự án phát triển hệ thống thông tin người ta không áp dụng phương pháp thiết kế từ trên xuống vì như thế có nghĩa là xóa bỏ đi tất cả để làm lại từ đầu Các phần mềm đã được sử dụng sẽ được tiếp tục giữ lại cho hệ thống mới để đảm bảo vấn đề tiết kiệm tài chính vừa đảm bảo tính kế thừa và tâm lý đã quen sử dụng.
Quá trình áp dụng phương pháp thứ 2 gồm 3 bước:
• Bước 1: Xuất phát từ cụ thể phân tích chức năng của các PM và xếp chúng thành từng nhóm có cùng chức năng.
• Bước 2: Trong mỗi nhóm người ta phát triển thêm các chức năng mới
• Bước 3: Tích hợp các nhóm thành một hệ thống thống nhất.