Dịch vụ Internet Banking trên thế giới

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tại Mỹ

Các website của các ngân hàng xuất hiện lần đầu tiên trên mạng Internet vào khoảng những năm 90 thế kỷ XX. Hệ thống Internet Banking đầu tiên xuất hiện ở Mỹ. Ý tưởng sử dụng các lợi thế của Internet trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tài chính đã dẫn đến sự ra đời của các ngân hàng hoàn toàn trên mạng. Ngân hàng đầu tiên thuộc loại này là Security First Network Bank (SFNB) ra đời vào ngày 18/10/1995(1). Trong vòng 8 tuần, SFNB đã nhận được yêu cầu mở tài khoản của 1000 cá nhân ở 40 tiểu bang. Cho tới tháng 04/1996, SFNB đã phục vụ 2000 khách hàng và tới 03/1997 có 8000 tài khoản cá nhân với 25 triệu USD tiền gửi. Các ngân hàng như Still Water National Bank – Oklahoma, Southwest Bankcorp.Inc hay State National Bank – Texas... cũng lần lượt đưa các dịch vụ của ngân hàng mình lên mạng Internet.

Kể từ giai đoạn có mặt trên mạng tới khi cung cấp đầy đủ dịch vụ trực tuyến là cả một quá trình. Vào thời điểm năm 2000, trong số top 100 ngân hàng của Mỹ thì có 36% không có mặt trên mạng, 41% chỉ cung cấp thông tin và còn lại 23% là cung cấp đầy đủ dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Trong năm 2000 đã có khoảng 1.100 ngân hàng lớn nhỏ tại

Mỹ cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ ngân hàng qua mạng, con số này tăng lên 1.200 vào cuối năm 2003.

Đồ thị 2.2 : Tình trạng cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến của 100 ngân hàng hàng đầu của Mỹ

Nguồn: “E-business and E-challenge” tổng hợp từ [FDIC00]

Theo nghiên cứu của Stegman, chi phí trung bình cho việc thực hiện một giao dịch bất kỳ trên mạng Internet thấp hơn rất nhiều so với giao dịch qua kênh truyền thống, qua các kênh ngân hàng tự động hay qua trung tâm liên lạc khách hàng (Call/Contact center). Điều này chứng tỏ rằng các giao dịch dựa trên công nghệ Internet đã trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành ngân hàng Mỹ trong việc cắt giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng của Mỹ ở phạm vi toàn cầu. Kết quả là, sử dụng Internet Banking tại Mỹ tăng nhanh chóng và đặc biệt bùng nổ trong giai đoạn từ tháng 03/2000 đến tháng 10/2002 (tăng 127%, từ 15 triệu người sử dụng lên 34 triệu người sử dụng), cao hơn tất cả các hình thức giao dịch trực tuyến khác.

Để hạn chế rủi ro giao dịch của Internet Banking, ngoài việc đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, khuyến khích các ngân hàng tăng cường đầu tư cho hệ thống Internet Banking và các giải pháp bảo mật, chính phủ Mỹ còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng Internet Banking cũng như các ngân hàng. Phòng quản lý tiền tệ trực thuộc ngân hàng trung ương đưa ra các văn bản hướng dẫn (Internet Banking – Comptroller Handbook, Authenticaton in an Electronic Banking Environment – 2001 Guidance...), xây dựng các quy tắc (Final Rule on Electronic Banking) và tổ chức các khóa đào tạo giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ, các đơn vị gia công phần mềm và các ngân hàng có thể xây dựng những thủ tục, quy trình giám sát và kiểm tra hoạt động Internet Banking. Các quy tắc, văn bản hướng dẫn này thường

Legen

INF: Information only NF: No presence FT: Full transactional

xuyên được cập nhật và thay đổi cho phù hợp với môi trường công nghệ thông tin luôn biến động và yêu cầu kinh doanh thay đổi.

Bảng 2.2 : Tình hình thanh toán trực tuyến tại Mỹ qua các năm Năm Paying Online

2003 50% 2004 57% 2005 64% 2006 71% 2007 78% 2008 85%

(Nguồn Jupiter Research, 11/2003 – Ebanking Mr Van de Vyver)

Tại Úc

Cuối năm 1997, chỉ có 2 ngân hàng là Advance Bank và Common Wealth Bank sử dụng Internet Banking nhưng đến nay đã dẫn đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương về sử dụng giao dịch qua mạng.

Tại Châu Á

Trong khu vực này, Internet Banking đã được triển khai tại nhiều nước khác nhau như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore... Theo một khảo sát của IDC, đến hết năm 2002, có 16,8 triệu khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở tám nước và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Australia, Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Đài Loan.

* Tại Trung Quốc, Ngân hàng Trung Ương đã khuyến khích các dịch vụ Internet Banking từ năm 2000. Tuy mới tham gia từ năm 2000 nhưng Trung Quốc đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng như chiến lược để phát triển lĩnh vực này.

* Tại Hồng Kông, ngân hàng HSBC bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet Banking vào 01/08/2000. Với dịch vụ Internet Banking của HSBC, khách hàng có thể gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, thanh toán hóa đơn dịch vụ và giao dịch ngoại hối.

* Tại Thái Lan, dịch vụ Internet Banking được cung cấp từ năm 1995. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các ngân hàng Thái Lan chịu sức ép phải cắt giảm chi phí đã chuyển sang hướng đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ Internet Banking, coi đây là một giải pháp nhằm giảm chi phí nhân công và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

* Tại Singapore, dịch vụ Internet Banking đầu tiên xuất hiện từ năm 1997. Hiện tại các ngân hàng lớn tại Singapore đều cung cấp dịch vụ này như Oversea Union Bank (OUB), DBS Bank, Citibank, Hong Kong’s Bank of East Asia, Oversea – Chinese Banking Corp (OCBC).

Để tạo cho người dùng cảm giác tin cậy khi sử dụng Internet Banking, Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đã nghiên cứu bối cảnh an ninh ở các quốc gia khác, xây dựng tiêu chuẩn phù hợp cho Singapre và giúp các ngân hàng thương mại triển khai được các tiêu chuẩn đó. Mặt khác, MAS còn giúp các ngân hàng thương mại không bị ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh của họ khi bị tấn công, tạo lòng tin của người dùng đối với các dịch vụ trực tuyến và khuyến khích họ sử dụng. Có thể thấy vai trò của chính phủ Singapore là xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, các quy định, các định hướng để các ngân hàng tuân thủ và một khi họ tuân thủ thì hệ thống của họ được an toàn. Cụ thể, tháng 12/2006, Singapore chính thức đưa vào vận hành hệ thống 2FA (Two Factor Authentication – hệ thống xác thực 2 nhân tố) để đảm bảo an toàn cho hệ thống Internet Banking tại quốc gia này. Để xác thực, hệ thống an toàn thông tin này sử dụng nhiều nhân tố khác nhau như: what you have (cái bạn có, chẳng hạn mật khẩu, token), what you know (cái bạn biết, bao gồm các câu hỏi) hay what you are (cái bạn làm)... Hệ thống 2FA sử dụng 2 nhân tố xác thực thuộc hai nhóm khác nhau kể trên giúp tăng tính an toàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 30 - 33)