4.3.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ NHIỄU TẠI ĐỊA PHƯƠNG 4.3.1.Đối với nhiễu của hệ thống đài phát thanh

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUỒN NHIỄU ĐIỆN, CÁC TÁC ĐỘNG LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ (Trang 58 - 61)

- Các động cơ điện: Việc thay thế các động cơ điện gây ồn bằng các loại động cơ ít ồn hơn làm giảm khoảng 10 dB (A).

4.3.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ NHIỄU TẠI ĐỊA PHƯƠNG 4.3.1.Đối với nhiễu của hệ thống đài phát thanh

MỘT SỐ ĐẶC THÙ ĐỊA HÌNH VÀ MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIẢM NHIỄU ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

4.3.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ NHIỄU TẠI ĐỊA PHƯƠNG 4.3.1.Đối với nhiễu của hệ thống đài phát thanh

4.3.1.Đối với nhiễu của hệ thống đài phát thanh

Khi đài phát thanh của địa phương phát nó làm ảnh hưởng đến máy điện thoại cố định nằm gần khu vực đó, mà đặc biệt là các máy điện thoại nằm trên tuyến cáp đi qua. Ở một số khu vực phường, xã các tín hiệu truyền thanh được truyền từ trung

tâm của phường, xã, huyện bằng đôi dây cáp trần trên đường điện lực và một số trên cùng đường cáp viễn thông.

Hình 4.2: Cáp truyền thanh đi trên cột viễn thông

Xét một cách tổng quát, dây dẫn sóng của đài phát thanh gây cảm ứng và đường dây thuê bao bị cảm ứng cùng tạo thành một hệ thống đường dây truyền dẫn. Hiện tượng ghép giữa các dây dẫn được thể hiện bằng các phần tử mạch nối tiếp và song song với nhau, các phần tử mạch này là nguyên nhân của các ảnh hưởng cảm ứng. Điện áp có thể xuất hiện trên lớp vỏ che chắn đã được tiếp đất của cáp. Hiện tượng cảm ứng tại các tần số sóng hài, cụ thể là từ 180 Hz đến 3000 Hz thường xảy ra nhất trong điều kiện hoạt động bình thường và có thể gây ra nhiễu âm thanh tương đối lớn, gây ảnh hưởng chất lượng dịch vụ thoại.

Khi cáp của hệ thống truyền thanh bị chập đất thì xuất hiện dòng ngắn mạch chảy xuống đất. Một phần dòng ngắn mạch này sẽ đi qua hệ thống tiếp đất của hệ thống cáp thuê bao, làm cho điện thế hệ thống tiếp đất này tăng lên kéo theo sự tăng điện thế đất của các tổ tiếp đất ở khu vực xung quanh trong thời gian đó. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng tăng điện thế đất (EPR - Earth Potential Rise). Sự truyền điện thế giữa các vùng EPR và các vùng lân cận qua vỏ cáp thuê bao đến các hộp cáp, tại các hộp cáp này do chất lượng không tốt nên nó bị xuyên âm đến dây thuê bao và đến nhà thuê bao.

Trong một số trường hợp, tuyến cáp viễn thông chạy song song với dây của đài phát thanh, khi dây phát thanh có tín hiệu nó sẽ tạo ra một từ trường xung quanh dây dẫn. Độ lớn của từ trường này thay đổi tỉ lệ thuận với dòng điện và tỉ lệ nghịch với khoảng cách hai mạch. Từ trường này sẽ làm xuất hiện điện áp nhiễu cảm ứng

lên cáp viễn thông và điện áp này sẽ tạo ra dòng điện trong cáp viễn thông. Nhiễu này không ảnh hưởng đến cáp ở các vị trí có vỏ bọc tốt nhưng nó lại ảnh hưởng đến cáp viễn thông tại các điểm nối cáp, hộp cáp, tủ cáp và những chỗ cáp bị dập. Giá trị hỗ cảm này phụ thuộc vào cấu hình của các dây dẫn, cũng như sự bố trí tương đối giữa hai dây trong không gian, phụ thuộc vào môi trường lắp đặt đường dây. Khi cáp viễn thông được đặt trong ống kim loại hoặc giá cáp, tác dụng che chắn của ống và giá cáp sẽ làm suy giảm hoặc phân tán nguồn nhiễu.

Các biện pháp khắc phục như: cách ly dây truyền thanh với đất, cáp viễn thông được nối đúng kỹ thuật và đúng tiêu chuẩn tránh tình trạng bị chập đất, các hộp và tủ cáp viễn thông phải được đấu đất tốt theo đúng tiêu chuẩn. Cáp treo cần phải tiếp đất dây treo hoặc dây tự treo cáp bằng kim loại, khoảng cách giữa hai điểm tiếp đất liền kề nhau không quá 300 m. Khi thi công cáp phải theo đúng quy trình để tránh tác động đến cáp. Để đảm bảo không bị ảnh hưởng trực tiếp của trạm phát thanh, khi thiết kế tuyến cần tránh xa các khu vực trạm phát thanh.

4.3.2.Đối với mạng điện thoại di động

Nhiễu thường được định nghĩa theo nhiều cách. Trong mạng GSM, nhiễu thường là do ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tần số đang được sử dụng. Nhiễu đồng kênh hoặc nhiễu kênh lân cận gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong việc thu tín hiệu.

Nhiễu cũng có thể xuất phát từ các tần số không mong muốn khác như bức xạ từ các nguồn phát không được che chắn hoặc các tần số do quân đội sử dụng. Đối với các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động, yêu cầu đảm bảo và tối ưu hóa chất lượng mạng vô tuyến luôn là một thách thức lớn. Đặc biệt, khi yêu cầu này liên quan tới việc đo đạc xác định can nhiễu, các nhà chuyên môn sẽ tốn không ít thời gian và công sức khi giải quyết chúng với các thiết bị đo kiểm thông thường.

Viễn thông Hòa Bình đã và đang xây dựng một mạng lưới các trạm BTS trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ cáp cấp chính quyền, nhân dân trong tỉnh và để đáp ứng nhu cầu mở rộng mạng lưới, kinh doanh các dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của tỉnh nhà đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển

mạng thông tin di động như: đồi núi phức tạp khó khăn trong việc phát triển mạng lưới, cho việc đi lại xử lý thông tin,…

Khi sóng di động truyền vào các dãy núi nó sẽ phản xạ lại, chính vì thế nó sẽ tạo ra sóng phản xạ không mong muốn truyền tới các BTS lân cận và ở các BTS này

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUỒN NHIỄU ĐIỆN, CÁC TÁC ĐỘNG LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ (Trang 58 - 61)