3.5.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN LỰC SANG ĐƯỜNG DÂY VIỄN THÔNG

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUỒN NHIỄU ĐIỆN, CÁC TÁC ĐỘNG LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ (Trang 51 - 54)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄU ĐIỆN

3.5.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN LỰC SANG ĐƯỜNG DÂY VIỄN THÔNG

ĐIỆN LỰC SANG ĐƯỜNG DÂY VIỄN THÔNG

Một số biện pháp bảo vệ có thể được áp dụng trước khi xây dựng tuyến cáp. Một số biện pháp khác là những biện pháp xử lý bổ sung để làm giảm ảnh hưởng. Việc lựa chọn biện pháp bảo vệ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, các điều kiện kỹ thuật và các điều kiện kinh tế…

3.5.1.Tăng khoảng cách giữa đường dây viễn thông và đường dây điện lực

Khi thiết kế một tuyến cáp viễn thông mới, cần phải chọn tuyến đi cách xa các đường dây điện lực. Việc xác định chính xác khoảng cách tối thiểu giữa cáp viễn thông và đường dây điện lực phụ thuộc vào cường độ của dòng điện cảm ứng và điện trở suất của đất tại khu vực đó. Để tránh các ảnh hưởng từ hệ thống tiếp đất của công trình điện lực sang cáp viễn thông, hai hệ thống này phải có sự cách ly nhất định.

3.5.2.Thay thế các đoạn cáp viễn thông bị ảnh hưởng của đường dây điện lực bằng cáp có hiệu quả che chắn tốt hơn

Để bảo vệ cáp viễn thông khỏi bị nhiễu do hiện tượng ghép cảm ứng từ đường dây điện lực, có thể sử dụng các loại cáp có cấu trúc che chắn đặc biệt, có hệ số che chắn tốt hơn. Hệ số che chắn là tỷ số giữa điện áp cảm ứng dọc và điện áp cảm ứng

khi không có lớp vỏ kim loại, như vậy hệ số này thường nhỏ hơn hoặc bằng 1. Với các tần số âm tần hoặc tần số nguồn, hệ số che chắn của cáp có thể được xác định bằng công thức:[18] L j R R k ϖ + = (3.6) trong đó: k - Hệ số che chắn

R - Điện trở 1 chiều của vỏ cáp, Ω/ km

L - Lượng tự cảm của lớp vỏ so với mạch đất, h/ km ϖ - Tần số góc của dòng điện cảm ứng, rad.

Hệ số che chắn sẽ nhỏ hơn nếu điện trở của lớp vỏ cáp nhỏ. Hệ số che chắn có thể tăng lên bằng cách thêm các băng thép có từ tính đặc biệt, như vậy cũng làm tăng độ tự cảm của vỏ cáp. Đối với cáp có vỏ polyethylene và nhôm tấm, hệ số che chắn có thể cải thiện bằng cách thêm các dây đồng hoặc nhôm.

Đối với cáp kim loại, lớp che chắn phải được nối liên tục trên toàn bộ chiều dài của cáp. Để hệ số che chắn phát huy hết hiệu quả, vỏ cáp và lớp che chắn phải được nối đất ở ít nhất 2 đầu của cáp với hệ thống tiếp đất có điện trở tiếp đất đủ nhỏ.

3.5.3.Sử dụng cáp quang

Cáp quang phi kim loại không bị ảnh hưởng của điện và từ trường ngoài, nên chúng có thể được bảo vệ hoàn toàn ngay cả trong các điều kiện cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay cáp quang có thể có một vài các thành phần kim loại sau:

- Thành phần gia cường để giữ các lực kéo và tránh hư hỏng khi lắp đặt. - Lá nhôm (một phần của vỏ cáp nhiều lớp) để chống nước.

- Các băng thép để chống gặm nhấm.

- Dây đồng dùng làm mạch điện thoại khi lắp đặt và sửa chữa cáp quang. - Dây đồng cung cấp nguồn cho các bộ lặp.

Cáp quang có các thành phần kim loại có thể bị thiệt hại khi bị sét đánh trực tiếp hay gần với cáp. Do đó nên đặt các tuyến cáp quang xa các cấu trúc kim loại hoặc cáp thông thường bởi vì chúng thường dễ bị sét đánh, hoặc an toàn nhất là sử dụng cáp quang có lớp che chắn tốt.

3.5.4.Sử dụng dây che chắn

Các dây che chắn là các dây được nối đất chạy song song với cáp viễn thông. Dòng điện trên dây điện lực cảm ứng vào cả cáp viễn thông và các dây che chắn. Bởi vì các dây che chắn đã được nối đất nên dòng điện chạy trong chúng sẽ cảm ứng một điện áp lên cáp viễn thông. Điện áp này ngược chiều với điện áp cáp viễn thông bị cảm ứng từ đường dây điện lực và như vậy điện áp cảm ứng tổng sẽ giảm đi. Sự giảm điện áp cảm ứng nhờ dây che chắn được đặc trưng bởi hệ số che chắn của nó, các cấu trúc sau đây có thể hoạt động như các dây che chắn:

- Vỏ kim loại của cáp viễn thông và cáp điện lực;

- Dây nối đất của cáp viễn thông và của đường điện cao áp; - Hàng rào, đường ray xe lửa;

- Ống nước;

- Các cấu trúc kim loại khác có độ cao thích hợp.

Các kết cấu kim loại trên có thể có hiệu quả che chắn rất lớn, đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khu đô thị.

3.5.5.Các biện pháp phòng tránh ảnh hưởng của hiện tượng tăng thế đất

- Phương pháp cơ bản để tránh hiện tượng tăng thế đất là tăng khoảng cách giữa cáp viễn thông và cột, trạm biến áp của điện lực (chính là các hệ thống tiếp đất điện lực). Trong trường hợp không tăng được khoảng cách đến các hệ thống tiếp đất của điện lực thì phải sử dụng các biện pháp bảo vệ cách điện cho cáp.Nếu lượng tăng thế đất rất cao, vùng ảnh hưởng lớn thì nên dùng các biện pháp như sử dụng cáp quang hoặc thông tin vô tuyến chuyển tiếp (viba).

- Cáp viễn thông phục vụ nhà máy điện hoặc trạm biến áp:Tất cả các bộ phận bằng kim loại có thể tiếp cận được của công trình viễn thông phải được nối với hệ thống tiếp đất của nhà máy điện hoặc trạm biến áp. Như vậy sẽ tránh được hiện tượng chênh lệch điện thế giữa tất cả các bộ phận có thể tiếp cận được trong khu vực. - Cáp viễn thông đi qua vùng bị ảnh hưởng của hệ thống tiếp đất của trạm biến áp hoặc nhà máy điện: Không cần thực hiện các biện pháp bảo vệ đặc biệt nếu duy trì được khoảng cách tối thiểu giữa cáp viễn thông và hệ thống tiếp đất của điện lực.

- Cáp viễn thông đi gần cột điện cao áp: Trong trường hợp này, cũng sử dụng các biện pháp như đối với cáp viễn thông đi qua hệ thống tiếp đất của trạm biến áp.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUỒN NHIỄU ĐIỆN, CÁC TÁC ĐỘNG LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ (Trang 51 - 54)