Thiết kế khai thác rừng trồng

Một phần của tài liệu Quản lý rừng bền vững (Trang 55 - 56)

3. Quản lý bền vững rừng trồ ng

3.2.3. Thiết kế khai thác rừng trồng

a) Rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại.

Việc lập hồ sơ khai thác được tiến hành đơn giản, không cần phải đo đếm ngoại nghiệp, chỉ cần mục trắc và kết hợp với tài liệu, bản đồ sẵn có để lập hồ sơ cụ thể như sau:

Xác định địa danh, diện tích khu khai thác.

Xác định tuổi, trữ lượng, tỷ lệ lợi dụng và sản lượng. Lập bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1/5.000.

Lập phương án trồng lại rừng.

Tổng hợp hồ sơ khai thác cho từng chủ rừng. b) Rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn trồng rừng.

Khi khai thác hoặc tỉa thưa không cần lập hồ sơ, chủ rừng được tự chủ quyết định và thực hiện.

3.2.4. Quy trình khai thác rừng trồng

a) Giao nhận rừng khai thác.

Giao nhận các tài liệu, hồ sơ cần thiết như: hồ sơ thiết kế khai thác, quyết định phê duyệt và giấy phép khai thác.

Giao nhận ranh giới, cọc mốc, diện tích, hiện trạng, khối lượng gỗ khai thác từng lô ngoài thực địa và trên hồ sơ.

Các công trình phục vụ sản xuất.

Trình tự khai thác, lô nào khai thác trước, lô nào khai thác sau.

Những cam kết trong việc thực hiện quy trình kỹ thuật trong khai thác; an toàn lao động; trách nhiệm của bên giao và của bên nhận trong quá trình khai thác; thời gian bắt đầu khai thác và kết thúc khai thác.

Các nội dung trên phải được thể hiện đầy đủ trong biên bản giao nhận rừng khai thác.

b) Luỗng phát, chặt hạ, cắt khúc và bóc vỏ.

Luỗng phát: Trước khi khai thác phải tiến hành luỗng phát toàn bộ dây leo, cây bụi trên diện tích khai thác hoặc luỗng phát dây leo, cây bụi xung quanh cây khai thác. Dây leo được phát sát gốc và ngang tầm với. Cây bụi được phát sát gốc chiều cao gốc chặt không quá 15 cm, băm dập rải trên mặt đất để không ảnh hưởng đến quá trình chặt hạ, cắt khúc. Chặt hạ: Chọn hướng đổ thích hợp nhằm thuận lợi cho công tác cắt khúc, cây đổ không bị chống chày, không ảnh hưởng đến xung quanh và đảm bảo an toàn lao động. Đối với loài cây không có khả năng tái sinh chồi hoặc tái sinh chồi yếu chiều cao gốc chặt từ 1/2-1 lần đường kính gốc, mặt cắt trên gốc cây hơi nghiêng và nhẵn để thoát nước tốt, tránh cho gốc cây bị thối, mục. Nếu mặt cắt bị xước râu tôm phải tiến hành sửa lại.

Mở miệng: Muốn cây đổ theo hướng nào thì mở miệng theo hướng đó, góc mở miệng khoảng 450 hoặc lớn hơn tuỳ theo cây và địa hình nơi cây mọc. Độ sâu của miệng bằng 1/3 đường kính của cây và đảm bảo sao cho chiều dài bản lề bằng 2/3 đường kính gốc cây chặt.

Cắt gáy: Mạch cắt gáy đối diện với miệng và được cắt sau khi mở miệng. Mạch cắt gáy phải phẳng và cao hơn mặt cắt dưới của miệng.

Chừa bản lềđể làm chỗ tựa cho cây đổ đúng hướng: Muốn cây đổ theo hướng tự nhiên, để bản lề thẳng. Muốn cây đổ lệch với hướng đổ tự nhiên một góc nhỏ, để bản lề chéo, phần rộng hơn của bản lềđược đểở phía hướng đổ theo ý muốn. Muốn cây đổ khác với hướng đổ tự nhiên một góc lớn, để bản lề hình tam giác, phần rộng của bản lềđược để ở phía hướng đổ theo ý muốn.

Cắt khúc và bóc vỏ: Sau khi chặt hạ tiến hành cắt khúc và bóc vỏ ngay tránh để lâu, mặt cắt khúc phải vuông góc với thân cây gỗ.

Một phần của tài liệu Quản lý rừng bền vững (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)