Phương thức trồng rừng và các mô hình trồng rừng

Một phần của tài liệu Quản lý rừng bền vững (Trang 59)

3. Quản lý bền vững rừng trồ ng

3.4.2. Phương thức trồng rừng và các mô hình trồng rừng

Đối với các phương thức trồng rừng khác nhau sẽ có những phương pháp khai thác khác nhau, nên ởđây trình bầy một số phương thức và mô hình trồng rừng có khả năng áp dụng ở Việt Nam:

Mô hình 1: Trồng cây mọc nhanh, chu kỳ ngắn, cung cấp gỗ nhỏ cho nguyên liệu: dăm, giấy, ván sợi. Mô hình này được trồng trên đất tốt, đất trung bình và đất xấu nhưng có điều kiện làm đất (cầy ngầm sâu 40-60cm).

Mô hình 2: Trồng cây mọc nhanh, chu kỳ ngắn cung cấp gỗ nhỏ kết hợp chu kỳ dài cung cấp gỗ lớn. Mô hình này được trồng chủ yếu trên đất tốt và đất trung bình có điều kiện thâm canh.

Mô hình 3: Trồng cây gỗ lớn thuần loài.

Mô hình này được trồng chủ yếu trên đất tốt, còn tính chất đất rừng.

Mô hình 4: Trồng cây mọc nhanh, chu kỳ ngắn xen cây nông nghiệp trong 2 năm đầu đạt năng suất cao. Mô hình này được thực hiện trên đất tốt, độ dốc dưới 10 độ.

3.4.3. Phương thức khai thác tái sinh theo hướng bền vững

Có hai phương thức khai thác chính được áp dụng trong sản xuất là:

Khai thác trắng

Đây là phương thức chủ yếu áp dụng đối với rừng trồng cung cấp gỗ, đặc biệt là cung cấp gỗ nhỏ. Về nguyên lý, phương thức chặt trắng áp dụng cho các đối tượng rừng tự nhiên, rừng trồng đồng tuổi và có đủđiều kiện tạo lại rừng ngay sau khi khai thác.

Khai thác chọn

Rừng không đồng tuổi, tái tạo rừng bằng tái sinh tự nhiên

Rừng đều tuổi có khả năng và muốn chuyển hoá thành rừng không đều tuổi. Rừng có yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường cao, ở những nơi có độ dốc cao, địa hình chia cắt mạnh.

Tuỳ theo loài cây, mục đích kinh doanh, điều kiện tự nhiên và phương thức gây trồng mà lựa chọn phương thức khai thác thích hợp. Đi kèm với phương thức khai thác có các biện pháp sử lý lâm sinh phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý rừng bền vững (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)