Lập kế hoạch khai thác rừng trồng

Một phần của tài liệu Quản lý rừng bền vững (Trang 60 - 61)

3. Quản lý bền vững rừng trồ ng

3.4.5. Lập kế hoạch khai thác rừng trồng

Lập kế hoạch khai thác rừng trồng bao gồm: Kế hoạch dài hạn của cả khu rừng theo chu kỳ cây, kế hoạch khai thác hàng năm và các kế hoạch xây dựng, phát triển, đầu tư.

- Kế hoạch dài hạn

Kế hoạch dài hạn được xây dựng cho toàn bộ rừng trồng của một chủ rừng trong thời gian một chu kỳ của cây. Trong đó phân chia thành các đoạn kỳ 5 năm.

- Kế hoạch khai thác.

Căn cứ năm trồng ở từng khu rừng, loài cây, mục đích kinh doanh và yêu cầu sản phẩm để xác định kế hoạch khai thác, cụ thể:

Dự tính trữ lượng rừng, sản lượng gỗ thương phẩm các khu rừng khai thác theo thứ tự từng năm.

Xác định địa điểm, diện tích khai thác của năm thứ nhất, thứ hai... đến năm cuối cùng của chu kỳ (việc xác định ở hai nội dung trên được đưa vào biểu theo dõi kế hoạch khai thác và thể hiện trên bản đồ kế hoạch). Bố trí địa điểm, diện tích khai thác theo tiến độ thời gian phải đảm bảo các yếu tố sau:

Bảo đảm khai thác rừng đúng tuổi khai thác.

Khối lượng khai thác giữa các năm chênh lệch không quá lớn (bảo đảm khối lượng ổn định giữa các năm).

Thuận lợi cho vận suất gỗ.

Ảnh hưởng thấp nhất đến môi trường (sông, suối, sói lở...).

Không làm tổn hại đến các đai rừng tái sinh chồi hoặc trồng mới của diện tích rừng đã khai thác các năm trước.

Xác định hệ thống đường vận xuất, kho bãi gỗ (cả về vị trí, hướng phát triển và số lượng dự kiến mở) cho các khu rừng khai thác theo từng năm và tổng hợp cho toàn bộ chu kỳ đảm bảo có lợi về kinh tế và ảnh hưởng thấp nhất đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước. Hệ thống đường vận xuất, kho bãi gỗđược thể hiện trên bản đồ khu khai thác.

Kế hoạch tạo lại rừng sau khai thác.

Căn cứ loài cây trồng, khả năng tái sinh của cây và giải pháp kinh doanh chu kỳ sau của dự án trồng rừng để dự kiến kế hoạch theo các nội dung:

Xác định kế hoạch tạo lại rừng sau khai thác bằng phương pháp tái sinh chồi. Xác định kế hoạch tạo rừng bằng phương pháp tái sinh tự nhiên.

Xác định kế hoạch tạo rừng bằng phương pháp trồng mới. Xác định kế hoạch tạo rừng bằng phương pháp kết hợp.

Kế hoạch khai thác cụ thể cho một năm, bao gồm các nội dung sau:

Xác định tổng khối lượng gỗ khai thác, phân theo loài cây, chủng loại sản phẩm. Xác định vị trí, diện tích các khu khai thác trong năm, xác định thứ tự các lô khai thác (từ lô thứ nhất đến lô cuối cùng).

Xác định tiến độ thực hiện.

Kế hoạch làm đường vận xuất, kho bãi gỗ.

Căn cứ địa hình của khu sắp đưa vào khai thác và vị trí của khu khai thác trong những năm sau để xác định và lập kế hoạch mởđường vận xuất, kho bãi gỗ cho hợp lý và đảm bảo các yêu về kỹ thuật, kinh tế và môi trường.

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Kế hoạch áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trước, trong và sau khi khai thác. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh này phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, loài cây trồng, loại rừng trồng, mục tiêu kinh doanh và có lợi cho môi trường.

Kế hoạch quản lý, bao gồm:

- Quản lý thông tin, dữ liệu, bản đồ, hồ sơ - Quản lý, điều hành tiến độ thực hiện - Quản lý sản xuất

- Quản lý tiêu thụ

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong và sau khai thác.

Xác định các chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá các tác động về kinh tế, xã hội, môi trường. Xác định phương pháp kiểm tra, chếđộ kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý rừng bền vững (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)