KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH Chính sách XH tỉnh Nghệ An (Trang 45)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được thành lập vào ngày 27/09/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỉ đồng. Sau hơn 14 năm hoạt động và không ngừng nỗ lực phấn đấu, đến hết năm 2007 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã nâng tổng số vốn điều lệ lên 2,521 tỷ đồng, tổng tài sản 39,542 tỷ đồng với một mạng lưới gồm Hội sở chính, một Sở giao dịch và hơn130 điểm giao dịch trên toàn quốc.

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Ban Bao thanh toán

P. KTTC P. Quản lý chất lượng

P. Pháp chế và kiểm soát tuân thủ

Văn phòng

Ban quản trị và phân tích HĐKD

BQL UTĐT, QLTS và tư vấn

Ban đào tạo

Khối QL tín dụng và quản trị rủi ro

P. Kiểm soát nội bộ

P. QL Nhân sự P. Tiếp thị, phát triển sản phẩm & chăm sóc KH P. Thẩm định&QL RRTD P. Chính sách & PTSP P. TT trong nước P. TTQT& NH đại lý Ban DVNH Quốc tế P. GD các TT hàng hoá Ban phát triển sản phẩm P. Thẻ tín dụng P. Bán và tiếp thị P. Phát triển sản phẩm P. Vận hành P. Kế toán P. Thẻ phía nam P.Hỗ trợ & PTƯD P.Hạ tầng CN&Truyền thông P. CN thẻ & Điện tử TT Thẻ và DV tài chính tiêu dùng TT QL vốn và GD trên thị trường tài chính

TT thanh toán và Ngân hàng đại lý

TT ƯD&PT sản phẩm DV Công nghệ ngân hàng

UB QL TÀI SẢN NỢ, TÀI SẢN CÓ HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC UB QUẢN LÝ RỦI RO UB CHÍNH SÁCH TIỀN

LƯƠNG VP HĐQT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

P. Kế hoạch tổng hợp Khối DV NHDN

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Namthương Việt Nam thương Việt Nam

Hoạt động của Techcombank những năm qua đã đạt được rất nhiều thành công trong việc thực hiện chiến lược tăng tốc qua phát triển tổng tài sản, tín dụng, dịch vụ, mạng lưới, phát triển sản phẩm mới cũng như quan hệ với các đối tác chiến lược.

Năm 2007 tổng tài sản của Techcombank đã tăng lên đạt 39.542 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 2,521. Lợi nhuận trứơc thuế luỹ kế năm 2007 đạt 709 tỷ đồng , gần gấp đôi so với mức lợi nhuận đạt được trong năm 2006 và đứng thứ 3 trong khối ngân hàng cổ phần.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và tận dụng ưu thế của ngân hàng nội địa trong xu thế hội nhập, Techcombank đã không ngừng mở rộng và nâng cấp mạng lưới hoạt động lên 130 điểm trải dài 26 tỉnh thành trên toàn quốc. Việc mở rộng mạng lưới trong năm 2007 vừa qua phù hợp với xu thế chung giúp Techcombank kịp thời nắm bắt thời cơ thị trường và tận dụng được ưu thế cạnh tranh trước thời điểm các ngân hàng nước ngoài phát triển toàn diện các nghiệp vụ tại Việt Nam.

Tổng thu nhập thuần năm 2007 đạt 1.216,16 tỷ đồng, tăng 98,9% so với năm 2006. Trong đó doanh thu dịch vụ năm 2007 đạt 207 tỷ đồng-tăng 56% so với

năm 2006. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 86 tỷ đồng chiếm 41,8% doanh thu dịch vụ. Đặc biệt năm 2007 nguồn thu dịch vụ trong nước tăng lên đáng kể -tăng gấp 2,3 lần so với năm 2006 trong đó nguồn thu từ bảo lãnh và thu xếp tài chính chiếm tỷ trọng lớn -62% thu trong nước.Nguồn thu trong nước đã bù đắp phần nào sự sụt giảm của thu từ hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai trong năm.

Trong năm 2007 các chương trình hợp tác , hỗ trợ kỹ thuật với HSBC, Techcombank cũng đã tiếp nhận các chuyên gia từ HSBC vào hoạt động trực tiếp như cán bộ của Techcombank. Các chuyên gia này đã được bổ nhiệm vào các vị trí : Giám đốc khối dịch vụ ngân hàng tài chính cá nhân, Giám đốc khối vận hạnh hệ thống, Gíam đốc Marketing, Đồng giám đốc Trung tâm thẻ tín dụng và tiêu dùng, Giám đốc trung tâm quản lý thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân, và tiếp nhận chuyên gia tư vấn cho mảng quản trị hệ thống thông tin. Các chương trình hỗ trợ cùng sự đóng góp trực tiếp của các cán bộ người nước ngoài này đã bước đầu khẳng định các giá trị đóp góp của mình vào các hoạt động của ngân hàng và đem lại những kết quả tích cực.

BẢNG 2.1: KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Đơn vị: Tỷ VND

T

T CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 SO SÁNH (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (4)/(3) (5)/(4) 1 TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG (TỶ ĐỔNG) 9,259 14,636 24,476 158.07 162.23 Các TCKT 2,382 2,882 4,567 120.99 158.46 Dân cư 3,891 6,684 14,000 171.78 209.45 Các TCTD 2,986 5,070 5,909 169.79 116.54 2 CHO VAY (TỶ ĐỒNG) a.Tổng dư nợ 5,380 8,810 19,958 163.75 226.53

Cho vay dân cư 1,561 2,817 7,730 180.46 274.44

Cho vay doanh nghiệp 3,819 5,993 12,228 156.93 204.00

b.Nợ quá hạn 157 274 209 174.41 76.00 c.Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 2.92 3.11 1.38 3 DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ Doanh số TTQT (Ttỷ đồng)) 16,224 21,472 44,000 132.35 204.91 Doanh thu TTQT( tỷ đồng) 40 54 78 135.00 144.44

4

PHÁT HÀNH VÀ TT THẺ

Số lượng thẻ phát hành (cái) 32,718 78,436 200,000 239.73 254.98

Số dư tài khoản thẻ (tỷ VND) 102,513 354,500 800,000 345.81 225.60

Số dư bình quân TK thẻ (triệu

VND) 3.09 2.75 4.0 89.00 145.45

Thu phí từ thẻ (triệu VND) 2,171.72 2,649.36 9,250.00 121.99 349.18

Thu phí TB/thẻ (VND) 42,937.75 20,542.17 46,253 47.84 225.16

5

KẾT QUẢ KINH DOANH

Thu nhập 824.48 1,392.93 1687.92 168.95 121.19

Chi phí (538.41) (1,036.41) (978.92) 192.49 94.45

Lợi nhuận trước thuế 286.07 356.52 709 124.63 199.15

Qua bảng trên có thể thấy rằng, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam qua các năm có sự tăng trưởng đáng kể. *Về huy động vốn

Vốn huy động khách hàng đạt 24.476,58 tỷ đồng trong năm 2007, tăng 14.910,5 tỷ đồng so với năm 2006. Trong đó, huy động vốn từ dân cư tăng 14.119,27 tỷ đồng , chiếm 40,17% tổng huy động. Nguồn vốn của ngân hàng có xu thế tăng trưởng ổn định với cơ cấu hợp lý đảm bảo hoạt động kinh doanh tổng thể an toàn cho ngân hàng.

Huy động vốn năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Nguyên nhân là do ngân hàng chú trọng mở rộng mạng lưới giao dịch, chính sách chăm sóc khách hàng, thực hiện cải tiến liên tục trong quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Đặc biệt, nhờ việc chú trọng phát triển sản phẩm huy động tiết kiệm trên nền công nghệ tài khoản như Tiết kiệm gửi Techcombank trúng Mercedes, Tiết kiệm phát lộc, Tiết kiệm đa năng, Tiết kiệm giáo dục…, các sản phẩm huy động vốn cải tiến khác cũng đang dần thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng. Các chương trình khuyến mại, tặng quà,… cũng góp phần quan trọng thúc đẩy công tác huy động vốn của ngân hàng. *Về hoạt động cho vay

Tổng dư nợ tín dụng của Techcombank đạt 19.958,1 tỷ đồng tăng 11.147,67 tỷ đồng so với năm 2006.Mặc dù dư nợ tăng khá mạnh nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank vẫn được kiểm được kiểm soát chặt chẽ, dự phòng rủi ro được trích đầy đủ và thường xuyên để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ 3-5 tính đến cuối năm 2007 đã giảm mạnh so với tháng 12/2006, giảm từ 3,11% xuống còn 1,38%. Với hệ thống công nghệ hiện đại của Techcombank, việc phân loại nợ được tự động hoá hoàn toàn. Bên cạnh đó, một số khoản nợ quá hạn lâu vẫn được để trong nội bảng là để tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ trong việc thu hồi những khoản nợ này cũng như kiểm soát tốt hơn tỷ lệ nợ xâú.

Sản phẩm tín dụng đa dạng phù hợp với nhu cầu của đa số khách hàng cá nhân chính là sự cải tiến đột phá của Techcombank so với các ngân hàng bạn. Chính nhờ những yếu tố đó, dư nợ cho vay cá nhân của ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm.

Bên cạnh đó, tín dụng doanh nghiệp của Techcombank cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Đối tượng cho vay tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp nhò và vừa. Năm 2007 Techcombank đã nỗ lực trong công tác cải tiến quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt, Techcombank đã ra đời thành công sản phẩm cho vay “ Tài trợ kinh nhà cung cấp”. Những kết quả

của sản phẩm bước đầu được phân tích để đưa ra các điểm đổi mới, nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, phân tích các ngành kinh tế cũng được tiến hành thường xuyên và định kỳ, nhằm phát hiện và tận dụng xu hướng tăng trưởng và các ngành nghề tiềm năng, phục vụ hoạt động hiệu quả của ngân hàng.

*Dịch vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ phi tín dụng khác

Trong những năm gần đây, thanh toán quốc tế tiếp tục là thế mạnh của Techcombank trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí một trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. Chất lượng thanh toán quốc tế ổn định với tỷ lệ điện chuẩn đạt mức 99.1% được nhiều tổ chức tài chính uy tín trên thế giới công nhận trong nhiều năm liên tục như Citibank, the Bank of NewYork, Wachovia,… Ngoài ra Techcombank cũng được khách hàng công nhận là ngân hàng đạt hiệu quả cao trong thanh toán quốc tế cũng như tài trợ thương mại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tính nhanh chóng và chính xác.

Thanh toán quốc tế năm 2006 đánh dấu một bước tiến mới của ngân hàng với việc phát triển các sản phẩm mang tính “trọn gói” và “một cửa” cho các khách hàng doanh nghiệp, đi đầu là sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói

được giới thiệu tới khách hàng vào quý III năm 2006 đã được rất nhiều khách hàng hoan nghênh.

*Công tác phát hành và thanh toán thẻ

Với tốc độ tăng trưởng trung bình 300%/năm của thị trường thẻ Việt Nam hiện nay, công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank vẫn được tiếp sức. Trên cơ sở phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của Compass Plus, Techcombank đã đa dạng hóa các sản phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng. Sản phẩm thẻ trao ngay F@stAccess-I đáp ứng nhu cầu khách hàng về mặt thời gian, thủ tục. Sản phẩm thẻ F@stAccess đáp ứng nhu cầu của khách về một công cụ quản lý tài chính hiện đại và hiệu quả,… Đặc biệt cuối năm 2006, với sự kiện đón nhận thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa gia nhập dòng sản phẩm thẻ, và đầu năm 2008 Techcombank cho ra mắt sản phẩm thẻ Techcombank Visa Credit, Techcombank đã đáp ứng được nhu cầu được sở hữu một chiếc thẻ có thể thanh toán được trên phạm vi toàn cầu của khách hàng.

Như vậy các mặt hoạt động của Techcombank trong những năm qua đều có bước phát triển vượt bậc, Kết quả kinh doanh của ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua, lợi nhuận trước thuế của năm 2006 là 356 tỷ tăng 124% so với năm 2005. Năm 2007 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 709 tỷ tăng so với năm 2006 là 199%.Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

đang tiến những bước tiến quan trọng để trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAMHÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Khái quát về Trung tâm thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt NamNam Nam

Thị trường thẻ bắt đầu hoạt động ở Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ trước. Lĩnh vực này còn khá mới mẻ nhưng lại là hoạt động kinh doanh đầy triển vọng. Nó giúp các ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi với chi phí thấp,

tăng lượng tiền mặt trong ngân hàng,

các ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, tăng thêm những khoản thu lớn cho ngân hàng.

Nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường thẻ, năm 2004 ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã thành lập Trung tâm thẻ. Mặc dù thời gian hoạt động chưa dài nhưng Trung tâm thẻ đã thu được những thành công đáng khích lệ.

2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm thẻ trong thời gian quaqua qua

Trong lĩnh vực thẻ thanh toán, Techcombank là một trong những ngân hàng đi sau. Techcombank bắt đầu gia nhập thị trường thẻ từ cuối năm 2003. Do tham gia vào thị trường thẻ tương đối muộn nên Techcombank có thể học tập được rất nhiều kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước, để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình để có thể tận dụng được tốt nhất các cơ hội có được,

cũng như biết cách phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ, đặc biệt là Techcombank có cơ hội ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại.Vì gia nhập thị trường muộn và ban đầu chỉ có thẻ ghi nợ - loại thẻ được các ngân hàng đi trước phát hành trước đó và đã có chỗ đứng trên thị trường khá lâu – nên Techcombank phải chịu cạnh tranh với rất nhiều các ngân hàng khác như VCB, ACB, ICB, EAB, Sacombank … trong đó VCB vẫn luôn là ngân hàng đứng đầu về thị trường thẻ ghi nợ.

2.2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ

Mặc dù gia nhập vào thị trường thẻ Việt Nam khá muộn, nhưng cho đến nay, sản phẩm thẻ F@st Access của Techcombank vẫn được khách hàng đánh giá là một trong những thẻ thanh toán tiện ích nhất trên thị trường, đã được bình chọn là sản phẩm Sao Vàng Đất Việt năm 2005.

Năm 2007 là một năm đáng ghi nhớ đối với hoạt động phát triển thẻ của Techcombank. Thẻ ghi nợ Techcombank Visa được phát hành từ đầu năm và đến cuối năm đã đạt hơn 50.000 thẻ. Tổng số thẻ phát hành mới trong năm 2007 là 200.000 thẻ; tăng gần 300% so với năm 2006. Cùng với sự phát triển hoạt động phát hành thẻ, số giao dịch qua ngân hàng và số dư tiền gửi trên tài khoản cũng tăng đáng kể, trung bình 2.900.000 đồng/ thẻ năm 2006 đến 4.000.000 đồng/ thẻ năm 2007.

Độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc , đặc biệt tại các trung tâm kinh tế, chính trị lớn.Đến hết năm 2007, Techcombank đã lắp đặt 168 ATM, 2400 máy cà thẻ tại các Đơn vị chấp nhận thẻ, góp phần tăng số lượng giao dịch thẻ gấp đôi so với năm 2006, từ 328000 giao dịch/ tháng cuối năm 2006 đến 660.000 giao dịch/ tháng cuối năm 2007.

Chỉ thị của chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cũng góp phần tạo ra một thị trường to lớn cho Techcombank. Chỉ trong ba tháng cuối năm 2007, Techcombank đã có thị phần đáng kể nhờ việc khai thác trả lương cho hàng chục ngàn cán bộ nhân viên của các bộ ngành như: Bộ tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ công thương, Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Ngoại giao, Toà án nhân dân tối cao, Bảo Việt Nhân thọ, các trường học…..

Bảng 2.2: Bảng Tổng kết tình hình phát hành thẻ của Techcombank Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Lượng thẻ phát hành mới (thẻ) 50.000 79.000 200.000

Số dư tiền gửi trên tài khoản thẻ (VNĐ)

154.400.000.000 229.100.000.000 800.000.000.000

Số dư tài khoản bình quân (VNĐ)

3.088.000 2.900.000 4.000.000

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh thẻ của trung tâm thẻ Techcombank)

Hoạt động phát hành thẻ đạt kết quả tốt ,sự thành công này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, người dân có nhuu cầu đi lại và tiêu dùng lớn, vì thế cách thức thanh toán bằng tiền mặt tỏ ra không còn phù hợp, thay đó là xu thế thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ hai: Cùng với VCB, Techcombank đã phát triển thẻ F@st Access –

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH Chính sách XH tỉnh Nghệ An (Trang 45)