Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ theo đúng hướng thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH Chính sách XH tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 89)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ theo đúng hướng thị trường

Nếu như vấn đề về công nghệ là yếu tố để quyết định sự tồn tại của ngành thẻ, thì chiến lược kinh doanh lại là yếu tố quan trọng đối với Techcombank để có thể phát triển được lĩnh vực thẻ nhiều tiềm năng và lợi nhuận này. Chính vì thế, không chỉ có đầu tư công nghệ, các nhà hoạch định của Techcombank

cần chú ý đặc biệt tới chiến lược kinh doanh, nếu muốn phát triển dịch vụ thẻ thì cần phải có những bước đột phá, đi tắt đón đầu. Chỉ có như vậy mới có thể giành được các thị phần, giữ vững được số lượng khách hàng trung thành, thu hút được các khách hàng mới cũng như lôi kéo được các khách hàng của các ngân hàng khác sử dụng dịch vụ thẻ của mình.

Chiến lược kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc dẫn đường cho những bước đi của hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank. Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo là chiếc cầu nối giữa “nỗ lực” và “thành công”. Chiến lược kinh doanh ấy cần bao gồm các bộ phận: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược giao tiếp khuyếch trương, thường xuyên tổ chức họp bàn để đưa ra các dự án xây dựng hệ thống nghiệp vụ thẻ ngân hàng có khả năng đáp ứng môi trường kinh doanh đang biến động từng ngày. Hệ thống nghiệp vụ thẻ này phải được phát triển dựa trên nhu cầu của khách hàng và khả năng vốn của Techcombank. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là đã tạo được sự thành công một nửa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH Chính sách XH tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w