GIẢIPHÁPMỞRỘNGCHOVAYĐỐIVỚI DNNQD TẠI NHTMCP QUÂNĐỘ
3.2.2.1. Xác định tính chiến lược của việc cho vay đối với DNNQD.
Muốn phát triển tốt một hoạt động nào đó thì trước hết phải xác định được tầm quan trọng của nóđối với sự phát triển của ngân hàng để từđóđưa ra phương pháp thực hiện cho phù hợp. Để mở rộng được hoạt động cho vay đối với DNNQD cũng vậy, ngân hàng cần phải xác định được tầm quan trọng của hoạt động cho vay DNNQD đối với ngân hàng, từđó mới có thểđưa ra được những kế hoạch phù hợp để phát triển loại hình cho vay này. Từ thực tế hoạt động của ngân hàng, Tôi xin đề xuất một số nội dung của chính sách cho vay DNNQD như sau:
NHTMCP Quân Đội tiếp tục coi DNNQD làđối tượng khách hàng quan trọng trong công tác mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động tiếp xúc khách hàng, giới thiệu hình ảnh của ngân hàng tới các doanh nghiệp, tiếp thu ý kiến của khách hàng trong công tác cho vay của ngân hàng.
Ngân hàng cần có chiến lược, chính sách khách hàng phù hợp trong từng thời kì, có kế hoạch cụ thể cho từng lớp khách hàng, trong thời kìđầu, ngân hàng nên tập trung vào công tác trang bị các kiến thức cơ bản cần thiết cho các đối tượng cóý tưởng kinh doanh hay cóý tưởng thành lập doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp được hình thành, hay các ý tưởng kinh doanh được xây dựng ở giai đoạn tiền khả thi thì ngân hàng bắt đầu giới thiệu các dịch vụ tiện ích của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay.
Ngân hàng nên có sự phân loại các ngành, lĩnh vực được ưu tiên trong hoạt động vay vốn tại ngân hàng. Sự phân loại này nên theo sát định hướng phát triển kinh tế của từng khu vực, định hướng phát triển đối tượng khách hàng hoạt động trên lĩnh vực công- thương nghiệp.
Tiếp tục có chiến lược kinh doanh nhằm tăng trưởng một cách lành mạnh với phương châm: "an toàn- hiệu quả- bền vững", cần bám sát các chương trình vàđịnh hướng phát triển kinh tế của khu vực, cùng với mục tiêu phát triển của ngành đểđầu tư vốn vào những dựán khả thi, tăng cường đầu tư trung và dài hạn vào các chương
trình kinh tế trọng điểm; chú trọng tăng thị phần tín dụng đối với các ngân hàng theo các dự báo và tín hiệu của thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, các công trình xây dựng. Đối với những chi nhánh tại các tỉnh, ngân hàng nên tìm hiểu vàđầu tư vào những khu kinh tế trọng điểm của tỉnh, các lĩnh vực mới có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro cho ngân hàng, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với khoản vay.