SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán TSCĐ với những việc quản lý và năng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp (Trang 56 - 60)

II. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi.

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ngày tháng của chứng từ ghi sổ là ngày lập chứng từ ghi sổ và được đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

Cột A: Tóm tắt nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ gốc.

Cột B,C: Ghi số hiệu của tài khoản ghi Nợ, số hiệu tài khoản ghi Có của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Cột 1: Ghi số tiền của nghiệp vụ kinh tế theo từng quan hệ đối ứng Nợ, Có

Dòng cộng: ghi tổng số tiền ở cột 1 của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ ghi sổ.

Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc đính kèm theo chứng từ ghi sổ.

Chứng từ ghi sổ lập xong chuyển cho người phụ trách kế toán ký duyệt.Sau đó đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu và ghi ngày, tháng sau đó được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết.

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

I. Tác dụng.

Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ náy vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa dùng để kiểm tra đối chiếu số liệu với bảng Cân đối số phát sinh.

Cột A: Ghi số hiệu của chứng từ ghi sổ. Cột B: Ghi ngày, tháng lập chứng từ ghi sổ.

Cột C: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Cột 1,2: Ghi các tài khoản đối ứng Nợ, Có

Cột 3: Số tiền của chứng từ ghi sổ;

Cuối trang sổ phải cộng số lũy kế để chuyển sang trang sau Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang;

Cuối tháng, cuối năm, kế toán cộng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với Bảng cân đối số phát sinh.

SỔ CÁI

I. Tác dụng

Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho Doanh nghiệp.

Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên bảng tổng hợp chi tiết hoặc các Sổ thẻ kế toán chi tiết và dùng để lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.

II. Căn cứ và phương pháp lập.

Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái ở các cột phù hợp

Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đàu trang sau.

Cuối tháng,( quý, năm) kế toán phải khóa sổ, cộng số phát sinh Nợ, Có tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để .

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B,C: ghi số hiệu, ngày ,tháng của chứng từ ghi sổ. Cột D: ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.

Cột 1,2: Ghi số tiền ghi Nợ, ghi Có của tài khoản này.

PHẦN III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN

NGUYÊN VậT LIÊU TẠI CÔNG TY 17

I. Đánh giá chung công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liêu

tại Công ty 17:

1. Những ưu điểm.

Công ty 17 – Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn đi lên từ một binh trạm vận tải chủ yếu là vận chuyển và mở đường chiến lược, kể từ khi mới thành lập với những bước đi thăng trầm trong cơ chế thị trường mới Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong huy động vốn, sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả làm thế nào để tìm kiếm được thị trường tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Là công ty kinh doanh hoạt động trong lĩnh xây dựng với sản phẩm là các công trình sản xuất. dân dụng thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lâu dài, nó mang tính cố định , nơi sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp về nhiều mặt kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật... rất đa dạng nhưng lại mang tính độc

lập, mỗi công trình được xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng có dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định. Quá trình từ khi khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình hoàn thành bàn giao được đưa vào sử dụng thường là dài. Do vậy gần đây công ty đã từng bước khắc phục các khó khăn, trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại, bố trí lại cơ cấu sản xuất cho phù hợp. Song vấn đề đặt ra là phải quan tâm nhiều nhất đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến độ thi công, chất lượng công tác kế toán để đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế thị trường.

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với trình độ và khả năng của từng cán bộ kế toán.Nhìn chung việc vận dụng chế độ kế toán mới ở công ty tương đối nhanh, công tác kế toán cơ bản đã đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán mới ban hành, hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ, chi tiết rõ ràng.

Về kế toán NVL nhìn chung công ty đã quan tâm đúng mức đến công tác quản lý NVL từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản đến khâu sử dụng, điều đó chứng tỏ công ty đã nhận thức được sự ảnh hưởng của chi phí NVL đến giá thành sản phẩm.

- Ở khâu thu mua, dự trữ, bảo quản: công ty đã xác định được lượng vật tư cần thiết để đảm bảo cung cấp NVL một cách đầy đủ và kịp thời cho quá trình sản xuất. Hệ thống kho đã được tổ chức ở mỗi đội, mỗi công trình một kho giúp cho việc thu mua, dự trữ bảo quản được thuận lợi. đưa vào sử dụng thi công.Từ đó giúp cho việc quản lý NVL được tốt hơn.

Các kho thường nằm ngay chân công trình nên dễ dàng cho việc xuất NVL

- ở khâu sử dụng: Công ty đã quản lý NVL đưa vào sản xuất tương đối chặt chẽ, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm.

- Công tác kế toán NVL: Được thực hiện tương đối nề nếp từ việc hoàn chỉnh, luân chuyển chứng từ đến việc ghi chép sổ sách kế toán. công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động vật tư, tiền vốn. Công ty 17 hiện nay với quy mô sản xuất vừa nên việc vận dụng phương pháp ghi thẻ song song trong kế toán chi tiết nguyên vật liệu nhìn chung là hợp lý.

Cùng với xu thế chung của xã hội, công ty là đơn vị nhạy bén trong công tác quản lý, biết phát huy những thế mạnh của mình, đã và đang tìm cho mình những bước đi mới, mạnh dạn đổi mới quy trình công nghệ, trang thiết bị sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từng bước phát triển trong cơ chế thị trường, dần dần cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán TSCĐ với những việc quản lý và năng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w