Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Trang 56 - 61)

XII. Chi phí thuế thu nhập

2.2.5.Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương

3- Chênh lệch huy động và sử dụng vốn 1,434 2,297 3,

2.2.5.Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương

Trong điều kiện tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, lãi suất huy động vốn trên thị trường luôn biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt, công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại ngày càng gặp nhiều khó khăn. Với nổ lực duy trì ở mức tôt nhất có thể, phát huy thế mạnh, bám sát các biến động đó kết hợp với những chỉ đạo, cơ chế, chính sách điều hành của ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đại Dương đã có những điều chỉnh phù hợp với thị trường. Cụ thể, các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương đang làm đã đạt được kết quả nhất định. Mỗi hình thức có thế mạnh riêng phù hợp với những đối tượng và điều kiện riêng từng vùng, từng thành phần kinh tế, trước hết đánh giá qua số liệu sau:

Bảng 2.12: Các hình thức huy động vốn và tốc độ tăng trưởng tại Ngân hàng Đại Dương (2007 – 2009)

Năm Chỉ tiêu 2007 07/06 (±%) 2008 08/07 (± %) 2009 09/08 (± %) Tổng nguồn vốn huy động 7,046 41.40 11,602 64.66 23,136 99.41

1.Tiền gửi từ các Tổ chức kinh tế 4,723 45.86 7,050 49.27% 14,584 106.87

Tỷ lệ so với tổng huy động 67.03 60.77 63.04

2.Tiền gửi dân cư 1,603 30.86 3,452 115.35 6,432 86.34

Tỷ lệ so với tổng huy động 22.75 29.75 27.80

3.Huy động từ đối tượng khác 720 38.46 1,100 52.78 2.120 92.73

Tỷ lệ so với tổng huy động 10.22 9.48 9.16

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007-2009)

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương liên tục tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây năm 2007 tổng vốn huy động đạt 7,046 tỷ đồng tăng 41,40% so với năm 2006, năm 2008 đạt 11,602 tỷ đồng tăng 64,66% so năm 2009 và đặc biệt đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn huy đông lên tới 23,136 tỷ đồng tăng gần gấp đôi năm 2008, chiếm 78,09% trên tổng tài sản, là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm kể từ năm 2004 đến nay.

Huy động vốn từ tổ chức kinh tế

Tiền gửi thanh toán: Mục đích của việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng là khách hàng muốn được hưởng những tiện lợi trong thanh toán: thanh toán tiền hàng cho người bán, nhận tiền bán hàng của người mua chuyển đến, mở L/C và trả các khoản chi phí khác cho các đơn vị, tổ chức kinh tế mà đơn vị có dùng những dịch vụ và hàng hoá của họ. Số dư các loại tài khoản này rất thất thường nhưng có lợi thế là ngân hàng chỉ phải trả lãi suất đầu vào thấp, đồng thời thu hút được thêm khách hàng, góp phần tăng ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường. Trước đây, một số Ngân hàng không trả lãi cho tài khoản tiền gửi thanh toán , song theo sự vận động của cơ chế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Đại Dương đã linh hoạt áp dụng trả lãi cho số dư của tài khoản tiền gửi thanh toán này (thông thường lãi suất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cùng

kỳ, giao động trong khoảng từ 2.4%/năm trong các năm 2004-2006, năm 2007 - 2008 là: 3%-3.6%/năm)

Tiền gửi có kỳ hạn: Sản phẩm này áp dụng cho khách là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có một khoản tiền nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định gửi vào Ngân hàng để thu lợi và đảm bảo tính an toàn.trong khoản thời gian đó ngân hàng được tuỳ ý sử dụng số tiền đó.Với sản phẩm tiền gửi này Ngân hàng thường phải trả lãi cao hơn tiền gửi thanh toán, thấp hơn tiền gửi tiết kiệm nhưng tính ổn định cao và Ngân hàng có thể chủ động về tính thanh khoản. Kết quả huy động tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế tại Ngân hàng Đại Dương chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 20% và tăng trưởng qua các năm : từ con số 761 tỷ năm 2005 tăng 39.6% so với năm 2004, thì đến năm 2008 đạt giá trị: 2,552tỷ đồng tăng 78.34% so với năm 2007.

Trong các nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các Tổ chức kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế cũng tăng đều qua các năm, năm 2004 tiền gửi của các Tổ chức kinh tế đạt 2,196 tỷ đồng chiếm 63,01%, năm 2005 đạt 3,238 tỷ VNĐ (64,98%), năm 2006 đạt 4,723 tỷ VNĐ (67,03%), năm 2007 đạt 7,050 tỷ VNĐ (60,77%), năm 2008 đạt 14,584 tỷ VNĐ (63,04%). Nếu tính về giá trị thì năm 2008, số dư tiền gửi của các đơn vị kinh tế tại Ngân hàng Đại Dương tăng gần 7 lần so với năm 2004.

Tiền gửi các Tổ chức kinh tế bình quân chiếm 63,26%, trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiểm tới 80% góp phần nâng cao nguồn vốn huy động với giá rẻ của Ngân hàng Đại Dương, điều này làm giảm đáng kể chi phí đầu vào. Nếu nhìn về phương diện hiệu quả trực tiếp ta thấy tiền gửi không kỳ hạn lãi suất thấp có thời kỳ 2.4%/năm hoặc cao nhất cũng chỉ ở mức 3,6%/năm vào thời điểm cuối năm 2008 và 6 tháng năm 2009, nó “trung hoà” với các nguồn khác tạo nên lãi bình quân đầu vào thấp, nhưng phân tích cụ thể hoặc nhìn từ

giác độ: huy động vốn để cho vay dài hạn thì yêu cầu mở rộng, tăng nhanh vốn dài hạn còn cấp thiết hơn.

Bảng 2.13: Cơ cấu tiền gửi của Tổ chức kinh tế của Ngân hàng Đại Dương (2007-2009)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 07/06 (±%) 2008 08/07 (±%) 2009 09/08 (±%)

Tổng tiền gửi các Tổ chức kinh tế 4,723 45.86 7,050 49.27 14,584 106.87

1.Tiền gửi không kỳ hạn 3,693 49,09 5,619 52,15 12.032 114,13

Tỷ lệ so với tổng tiền gửi các Tổ chức kinh tế 78,2 79,7 82,5

2.Tiền gửi có kỳ hạn 1,029 35,22 1.431 39,07 2.552 78,34

Tỷ lệ so với tổng tiền gửi Tổ chức kinh tế 21,8 20,3 17,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007-2009)

Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình huy động vốn của các tổ chức kinh doanh ngày càng tăng, điều này chứng tỏ Ngân hàng Đại Dương đã dần trở thành người bạn đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. . Tuy nhiên, đây lại là những tổ chức có số dư lớn nên có nhiều ngân hàng tìm cách lôi kéo khách hàng về phía mình. Ngân hàng Đại Dương ngoài ưu đãi lãi suất theo thoả thuận, còn có chính sách cho các tổ chức này như đối với dân cư đó là thời gian gửi trên 3 tháng mà có nhu cầu rút Ngân hàng Đại Dương sẽ ưu đãi cho khách hàng rút theo mức lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn…

Huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Huy động tiết kiệm là hình thức phổ biến nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư, huy động tiết kiệm đã hình thành khi còn là ngân hàng Nhà nước (chưa có ngân hàng thương mại), ngày nay hình thức này vẫn được sử dụng phổ biến nhất là ở những thành phố lớn tập trung đông đủ dân cư có thu nhập thường xuyên.

Nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề thu hút vốn từ dân cư, ngoài các hình thức huy động tiết kiệm thông thường. Ngân hàng Đại Dương còn tuyên truyền, khuyên khích khách hàng mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng và thực hiện thanh toán qua ngân hàng thông qua quyết định số 160/ĐH- NH2, ngày 18/4/1994 về việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó Ngân hàng Đại Dương quy định tất cả các cán bộ nhân viên thuộc Ngân hàng Đại Dương phải mở tài khoản tiền gửi cá nhân tại ngân hàng và toàn bộ tiền lương hàng tháng đều chuyển vào tài khoản đó. Khi có nhu cầu chi tiêu, chủ sở hữu viết giấy lĩnh tiền mặt hoặc dùng thẻ ATM. Đến nay, tại Ngân hàng Đại Dương, số tài khoản này không những lớn về mặt số lượng mà các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân cũng được gửi vào đó. Nhờ đó, số dư trên tài khoản tiền gửi cá nhân đã đạt hơn 300 tỷ đồng và xu hướng sẽ tăng mạnh đã giúp cho nguồn vốn của Ngân hàng Đại Dương tăng trưởng rõ rệt.

Đây chính là hình thức huy động vốn mới. Ngân hàng đã tăng cường công tác quảng cáo, tuyên truyền để mọi người hiểu các nội dung, thủ tục mở tài khoản và lợi ích của chúng. Ngân hàng đã tăng cường công tác tuyên truyền xuất phát từ mỗi cán bộ nhân viên của mình và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng; sách báo, đài phát thanh, truyền hình. Ngoài ra ngân hàng còn tăng cường trang thiết bị cho việc hiện đại hoá ngân hàng, trước hết trong hoạt động khai thác vốn và trọng tâm là khâu thanh toán để giúp cho việc chu chuyển vốn nhanh chóng, chính xác, phục vụ các Tổ chức kinh tế xã hội và dân cư mở tài khoản và giao dịch thuận tiện.

Như trên đã phân tích: tiền gửi huy động tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương, giai đoạn 2007-2009 tốc độ tăng bình quân là 53,52%, tốc độ tăng không lớn do Ngân hàng Đại Dương còn chú trọng tập trung huy động các tổ chức, doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp lớn. Vốn huy động tiết kiệm không kỳ hạn từ dân cư chỉ chiếm 10,66% (năm 2009) còn lại là huy động có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn Ngân hàng Đại Dương đang sử dụng gồm các loại kỳ hạn từ 01 tuần đến 60 tháng. Mỗi loại hình tiết kiệm có những ưu điểm riêng phù hợp với điều kiện của từng đối tượng, từng tầng lớp dân cư khác nhau.

Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu

Bên cạnh những sản phẩm huy động vốn truyền thống, ngân hàng đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn dân cư hấp dẫn đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn: tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức kỳ phiếu, phát hành giấy tờ có giá dài hạn dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu 3 đến 5 năm. Đặc biệt trong năm 2008 và 2009 đã phát hành thành công 220 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 5 năm, 1000 tỷ đồng trái phiếu loại 2 năm với lãi suất 8% năm. Đầu năm 2010 lần đầu tiên Ngân hàng Đại Dương triển khai phát hành kỳ phiếu bằng ngoại tệ USD, kết quả thu được 9,7 triệu Đôla Mỹ.

Các nguồn vốn huy động khác

Ngoài nguồn vốn huy động chủ yếu là huy động từ Tổ chức kinh tế và Dân cư thì Ngân hàng Đại Dương cũng có những nguồn vốn huy động khác để kịp thời đáp ứng nhu cầu tín dụng, thanh toán… như vay Ngân hàng Nhà Nuớc, nhận vốn đồng tài trợ uỷ thác hoặc tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Đây cũng là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, ổn định và ít rủi ro mà Ngân hàng có thể tận dụng, tuy nhiên tỷ lệ nguồn vốn này tại Ngân hàng Đại Dương chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ khoảng hơn 9% trong tổng nguồn vốn.

2.3.Đánh giá chung huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Trang 56 - 61)