Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Trang 63 - 69)

XII. Chi phí thuế thu nhập

3- Chênh lệch huy động và sử dụng vốn 1,434 2,297 3,

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

2.3.2.1. Những hạn chế

Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý

Tỷ lệ vốn huy động tiết kiệm từ dân cư thấp (chiếm 27.10% trong tổng nguồn vốn huy động). Tỷ lệ này còn quá thấp so với mặt bằng các Ngân hàng thương mại khác (Tỷ lệ vốn huy động tiết kiệm bình quân ở thường đạt 40-60%), trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất dồi dào.

Lãi suất (chi phí) huy động chưa thực sự hấp dẫn Mức độ đa dạng các hình thức huy động vốn còn thấp

Hình thức huy động vốn còn đơn điệu, nghèo nàn, mang tính chất cổ truyền, cơ bản vẫn sử dụng các hình thức huy động truyền thống bằng thể thức tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân đơn thuần dưới hình thức có kỳ hạn và không kỳ hạn.

Công tác thanh toán còn chậm: Trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng Đại Dương đã đưa hình thức thanh toán liên hàng điện tử vào áp dụng và triển khai trên hầu hết các chi nhánh, từ đó làm tăng tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng trong hệ thống. Tuy nhiên khi thanh toán ra ngoài hệ thống vẫn còn ách tắc và phải luân chuyển lòng vòng làm cho tốc độ luân chuyển từ và tốc độ luân chuyển vốn ngoài hệ thống còn chậm.

Năng lực tài chính và trình độ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, mức độ trang bị và ứng dụng công nghệ chưa cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân.

a. Nguyên nhân chủ quan

- Loại tiết kiệm dài hạn còn quá ít, cấu trúc vốn còn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

Chính sách huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng Đại Dươngchưa thực sự hấp dẫn người gửi, nhân dân chưa thật tin vào sự ổn định của tiền tệ, lãi suất tiền gửi trung và dài hạn chưa bù đắp được tốc độ trượt giá. Các hình thức huy động loại nguồn vốn này như kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng mới áp dụng, thời hạn huy động chưa phong phú, phương thức trả lãi chưa linh hoạt, do đó chưa thu hút được người gửi tiền.

Trước áp lực cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi thị trường vốn có nhiều biến động thất thường, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất khuyến mại, tăng tiện ích của sản phẩm nhằm duy trì và tăng trưởng bền vững thị phần huy động vốn của mình thì Ngân hàng Đại

Dươngmặc dù đã cố gắng, song chưa có nhiều sản phẩm huy động có mức lãi suất và tiện ích nổi trội trên thị trường. Có lẽ chính vì vậy mà Ngân hàng Đại Dươngchưa dành được phần nhiều chiếc bánh thị phần huy động vốn.

Chính sách tiết kiệm cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa đa dạng, chưa phù hợp với thực tế; về thời hạn, về lãi suất, hình thức trả lãi… lãi suất tiết kiệm tuy còn được điều chỉnh song chậm thay đổi so với sự thay đổi của giá cả trong nền kinh tế thị trường, có những lúc lãi suất tiết kiệm còn thấp hơn tốc độ trượt giá, không có tác dụng khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, ngược lại nhiều lúc lại cao hơn làm cho ngân hàng không giảm thấp được lãi suất cho vay với nền kinh tế. Những hình thức huy động vốn với sự linh hoạt áp dụng còn chậm, chưa triển khai đồng loạt các hình thức Ngân hàng thương mại trên thế giới đã áp dụng: tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm mua ô tô…

Tiết kiệm có kỳ hạn gửi nhiều lần lấy gọn, tiết kiệm gửi rút linh hoạt, tiết kiệm bậc thang, hiện tại Ngân hàng Đại Dương mới chỉ dừng lại ở hình thức huy động tiết kiệm có kỳ hạn gửi gọn lấy gọn tức là gửi 1 lần và lấy 1 lần vào thời điểm đáo hạn theo cách thức trả lãi trước hoặc sau.

Hình thức huy động tiết kiệm có bảo đảm bằng vàng đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nhưng Ngân hàng Đại Dương chưa triển khai.

Không đồng bộ trong khâu thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại trong việc phục vụ khách hàng, còn phải thực hiện thanh toán bù trừ thủ công, hoặc chưa cập nhật tự động các file truyền điện đến giữa Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Mặt khác hệ thống công nghệ đường truyền của Ngân hàng nhà nước quá lạc hậu, thường xuyên bị sự cố chậm tốc độ chuyển tiền, ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàng, làm giảm một phần đáng kể hiệu quả huy động vốn. Hơn nữa, mạng lưới tuy đã mở rộng nhưng chưa phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước,

vì vậy khi khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền đến đối tác các tỉnh lẻ phải thông qua trung gian Ngân hàng Nhà nước, gây mất thời gian và phiền hà về thủ tục trong công tác thanh toán, làm cho khách hàng nản lòng trong việc sử dụng các công cụ thanh toán này.

Vẫn chú trọng vào dịch vụ truyền thống, các hình thức dịch vụ khác còn nghèo nàn, chưa đưa vào sử dụng, nhiều dịch vụ còn đang trong quá trình thử nghiệm như: dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn bảo hiểm, chuyển tiền thanh toán hàng hoá bằng thẻ, thanh toán qua máy POS tại siêu thị, bệnh viện, dịch vụ hàng tại nhà, quản lý danh mục đầu tư...

Cán bộ làm việc tại Ngân hàng Đại Dương chủ yếu được tuyển dụng từ sinh viên các trường đại học, còn non trẻ hạn chế về kinh nghiệm làm việc. Mặt khác, Ngân hàng Đại Dương đang bước đầu thực hiện đề án về nhân sự và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao trình độ, cần có thời gian đào tạo và trải nghiệm thực tế.

Mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng, Ngân hàng luôn cố gắng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng, Tuy nhiên, do điều kiện mới triển khai ứng dụng phần mềm mới T24, đôi khi còn có sự cố khiến khách hàng phải đợi lâu khi giao dịch hoặc không rút được tiền từ máy ATM... làm ảnh hưởng đến việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Đại Dương.

Qua phân tích ở chương 1 phần lý luận cơ bản và tình hình thực tế tại chương 2 ta thấy: Ngân hàng Đại Dương đã hình thành và phát triển trở thành một Ngân hàng thương mại lớn trong nước có đủ uy tín cả trong và ngoài nước, là ngân hàng đa năng trong hoạt động trong cơ chế thị trường, huy động vốn năm sau cao hơn năm trước, thu hút được nhiều nguồn vốn ngoại tệ, đáp ứng được nhu cầu về vốn của nền kinh tế góp phần đắc lực vào công cuộc đổi

mới, vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Về công tác quản lý vốn, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực trong việc đảm bảo an toàn vốn của ngân hàng.

Sau gần 14 năm trưởng thành và phát triển, tuy thời gian chưa dài nhưng những thành quả đạt được là rất đáng ghi nhận và cần phát huy tốt hơn, ngược lại những mặt còn hạn chế vừa do yếu tố khách quan, vừa do yếu tố chủ quan. Bước sang những năm đầu hội nhập kinh tế thế giới, xuất phát từ những yêu cầu của nền kinh tế trong nước, yêu cầu hoà nhập ở khu vực, Ngân hàng Đại Dương phải tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh hơn nữa các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, để trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có quy mô lớn tại Việt nam. Cần đánh giá đúng mức những thế mạnh tiềm ẩn, những khả năng vốn có về lao động, về trí tuệ của nhân dân lao động Việt Nam; phát huy nội lực trong nước kết hợp hài hoà với sự hợp tác từ bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa kinh tế việt nam tăng trưởng bình quân 8,5% - 9% năm trong vòng 5 năm tới, nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.

b. Nguyên nhân khách quan.

Song song cùng tồn tại với Ngân hàng Đại Dương trên địa bàn là hàng loạt các Ngân hàng thương mại quốc doanh từ lâu đời (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) người dân còn chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiền vào các Ngân hàng cổ phần. Hơn nữa, chính sách chăm sóc khách hàng của Ngân hàng Đại Dương chưa thực sự phát huy hiệu quả , thể hiện ở chỗ khi có đợt huy động tiết kiệm dự thưởng hay phát hành kỳ phiếu với lãi suất ưu đãi hoặc khuyến mại nhưng lượng khách hàng đến giao dịch không tăng lên nhiều, hầu hết vẫn là những khách hàng thường xuyên giao dịch đến hạn ra đổi sổ mà không hề biết trước có sản phẩm mới hay khuyến mãi. Cho nên, mặc dù có sự

nỗ lực rất lớn trong công tác huy động vốn nhưng tỷ lệ tiết kiệm từ dân cư vẫn còn rất thấp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w