ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 87)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN

HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH LONG

Bảng 28: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 9T 2010

Tổng nguồn vốn triệu đồng 1.258.982 1.698.986 1.899.689 2.164.265

Tổng vốn huy động triệu đồng 337.149 404.960 589.615 836.343

Doanh số cho vay triệu đồng 1.764.982 1.520.316 2.659.519 2.421.277

Doanh số thu nợ triệu đồng 1.592.699 1.672.980 2.126.045 2.425.698

Tổng dƣ nợ triệu đồng 634.478 481.814 1.015.288 1.010.867 Nợ quá hạn triệu đồng 15.224 13.178 27.395 136.195 Dƣ nợ bình quân triệu đồng - 558.146 748.551 1.013.078 VHĐ/ Tổng NV % 26,78 23,84 31,04 38,64 Hệ số thu nợ % 90,24 110,04 79,94 100,18 Nợ quá hạn % 2,40 2,74 2,70 13,47 Vòng quay vốn tín dụng lần - 3,00 2,84 2,39 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 75 SVTH: TRẦN TÚY HỶ 4.3.1. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn: Đơn vị tính: % Vốn huy động/ tổng nguồn vốn 26.78 23.84 31.04 38.64 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 2007 2008 2009 9T 2010 Hình 19 : Tỉ lệ vốn huy động / tổng nguồn vốn

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ vốn huy động /tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm, năm 2007 là 26,83%, năm 2008 là 23,84 % và năm 2009 là 31,04% và 9 tháng đầu năm 2010 là 38,64%. Tỉ lệ này nhìn chung là tăng tuy nhiên tăng không đều và có năm giảm, đều này thể hiện công tác huy động vốn của ngân hàng nhìn chung có khả quan. Tuy nhiên khi xem xét lại ta thấy tỉ lệ này vẫn còn thấp. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng nên tập trong vào công tác huy động vốn, để làm đƣợc điều đó ngân hàng nên tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trƣờng, tăng cƣờng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng, nâng cao cơ sở vật chất tạo sự thoải mái cho khách hàng… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

4.3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn.

Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với các ngân hàng thƣơng mại, tỉ lệ này không vƣợt quá 5% là tốt.

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 76 SVTH: TRẦN TÚY HỶ Nợ quá hạn 2.40 2.74 2.70 13.47 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 2007 2008 2009 9T 2010 Năm %

Hình 20 : Tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng 2007-9T 2010

Nhìn chung tỉ lệ nợ quá hạn trong khoảng thời gian 3 năm 2007-2009 là thấp: năm 2007 là cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong khoảng thời gian này khá an toàn. Tuy nhiên , trong 9 tháng đầu năm 2010 thì tỉ lệ này biến động đột ngột và ở mức rất cao 13,47%, cho thấy tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2010 đứng trƣớc rủi ro rất lớn .Nguyên nhân là do sự làm ăn thua lỗ trong ngành Thuỷ sản dẫn đến nhiều ngƣời nuôi bị phá sản, phần lớn dƣ nợ đều chuyển sang nợ quá hạn, mà ngành thủy sản trong những năm trƣớc là khách hàng lớn của ngân hàng. Vì thế đều này ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng.

4.3.3. Hệ số thu nợ ngắn hạn .

Hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng qua các năm biến đổi tăng giảm không đều. Năm 2007 hệ số thu hồi nợ là 90,24%, năm 2008 hệ số thu nợ tăng lên 110,04%, sở dĩ năm 2008 hệ số thu hồi nợ lại tăng mạnh nhƣ vậy là do các khoản vay năm trƣớc nhƣng hạn trả nợ thì lại là năm sau. Năm 2009, thu nợ chỉ đạt 79,94%, nguyên nhân vì cuối năm 2009 ngân hàng mở rộng quy mô cho vay vì thế có nhiều khoản vay mới phát sinh không kịp thu trong năm. Tƣơng tự nhƣ năm 2008 thì 9 tháng đầu năm 2010 hệ số thu nợ là 100,18%.

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 77 SVTH: TRẦN TÚY HỶ Đơn vị tính: % Hệ số thu nợ 90.24 110.04 79.94 100.18 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2007 2008 2009 9T 2010

Hình 21: Hệ số thu nợ BIDV Vĩnh Long 2007 - 9T 2010

4.3.4. Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 2008 2009 9T 2010 Năm V ò n g

Hình 22: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn BIDV Vĩnh Long

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quay vòng vốn nhanh hay chậm của số vốn đầu tƣ tín dụng trong thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn thể hiện khối lƣợng quay vòng vốn, vì là vốn ngắn hạn nên tốc độ quay vòng vốn cũng khá lớn. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh qua 3 năm không ổn định, năm 2008 vòng quay vốn là 3 lần, năm 2009 là 2,84 lần và 9 tháng năm 2010 vòng quay vốn là 2,39 lần. Nhìn vào đồ thị ta thấy vòng quay vốn tín dụng ngày càng nhỏ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng ngày càng thấp. Nhƣ ta đã biết thì tình hình nợ quá hạn cũng ảnh hƣởng nhiều đến vòng quay vốn. Nợ quá hạn không ngừng tăng đã làm vòng quay tín dụng của ngân hàng càng bị thu hẹp.

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 78 SVTH: TRẦN TÚY HỶ

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH

LONG

5.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. CỦA NGÂN HÀNG.

5.1.1.Thuận lợi :

Đƣợc sự hỗ trợ vốn từ NHĐT&PTVN khi nguồn vốn huy động tại chổ không đáp ứng nhu cầu. Tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có đủ nguồn vốn để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu về vốn.

Ngân hàng hoạt động lâu năm, có nhiều khách hàng truyền thống và trung thành

Đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động của ngân hàng.

Vị trí ngân hàng khá thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng. BIDV Vĩnh Long nằm ở trung tâm của thành phố Vĩnh Long

Đƣợc sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng trong công tác thu hồi nợ khi không tự thu hồi đƣợc.

BIDV nhanh chóng ứng dụng các công nghệ phần mềm mới trong việc điều hành giám sát các khoản vay.

5.1.2. Khó khăn :

Sản phẩm huy động vốn còn đơn giản, vẫn là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, các loại kỳ phiếu, trái phiếu… phƣơng thức huy động chƣa phong phú, chƣa có sản phẩm đặc thù, do đó chƣa tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh riêng nên chƣa huy động đƣợc hết vốn nhàn rỗi của dân cƣ. Điều này làm cho nguồn vốn huy động vủa ngân hàng chiếm tỉ trọng thấp, ngân hàng không chủ động đƣợc nguồn vốn, thƣờng xuyên thiếu vốn nên phải nhận vốn điều chuyển từ trung ƣơng với chi phí sử dụng vốn cao hơn.

Qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng đƣợc mở rộng trong khi đó công tác thẩm định, xem xét các dự án cho vay còn nhiều hạn chế, cộng

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 79 SVTH: TRẦN TÚY HỶ với điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng tăng , đây là thách thức không nhỏ đối với ngân hàng.

Không có bộ phận Marketing chăm sóc khách hàng, thẩm định các dự án của khách hàng. Hầu hết thì các bộ quan hệ khách hàng phải đảm nhận từ công việc tìm kiếm khách hàng, hƣớng dẫn thủ tục vay vốn, thẩm định cho vay

BIDV Vĩnh Long hoạt động còn chịu nhiều sự điều hành, giám sát từ BIDV hội sở, cơ cấu hoạt động không đƣợc linh động.

Đội ngũ nhân viên còn thiếu, dẫn đến sự quá tải đối với cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng của ngân hàng cùng lúc phải đảm nhận quá nhiều công việc, làm cho hiệu quả công việc giảm xuống. Tình trạng ứ động hồ sơ tín dụng, làm cho khách hàng chờ lâu, gây khó chịu cho khách hàng.

Cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của ngân hàng, chi nhánh hiện tại khá chật hẹp, trong khi việc xây dựng chi nhánh mới khang trang hơn đang thực hiện nhƣng rất chậm chạp.

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. NGÂN HÀNG.

5.2.1. Đối với công tác huy động vốn.

Ngân hàng nên xây dựng bộ phận Marketing chuyên nghiệp để tiếp thị và quảng bá hình ảnh của ngân hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng, thiết lâp mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đặc biệt phải có chính sách tri ân đối với khách hàng có số dƣ tiền gởi lớn tại ngân hàng.

Đa dạng hóa các loại hình thu hút vốn, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới cho từng nhóm khách hàng khác nhau lựa chọn, có sách khuyến mãi hấp dẫn tạo nhu cầu cho khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Đặc biệt chi nhánh cần có những chính sách thu hút nguồn vốn ngoại tệ ở ngoài nƣớc bằng cách triển khai rộng rãi công tác chi trả kiều hối ở các phòng giao dịch của chi nhánh và có biện pháp hỗ trợ, tƣ vấn, giải thích cho ngƣời dân thực hiện các biện pháp chi trả qua ngân hàng trong nƣớc nhanh chóng, thuận lợi và tiện ích.

Đội ngũ các bộ cũng phải đặc biệt quan tâm. Ngân hàng nên xây dựng đội ngũ nhân viên lịch thiệp, chu đáo, tận tình đối với khách hàng. Có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác huy động vốn.

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 80 SVTH: TRẦN TÚY HỶ Ngân hàng cần nhanh chóng trong việc xây dựng trụ sở hoạt động mới, tạo bộ mặt mới cho ngân hàng. Bên cạnh đó đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào các nghiệp vụ để rút ngắn thời gian giao dịch.

5.2.2. Đối với công tác cho vay vốn.

Công tác thẩm định cho vay phải đặc biêt chú trọng. Thẩm định tài sản đảm bảo có ảnh hƣởng quyết định đến mức cho vay và khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không trả nợ cho ngân hàng. Do đó ngân hàng nên thành lập bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo, bộ phận này độc lập với phòng tín dụng và thực hiện thẩm định khi có yêu cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay đồng thời giảm bớt phần nào công việc cho cán bộ tín dụng. Bộ phận thẩm định phải có kiến thức chuyên môn về thị trƣờng, giá cả hàng hoá, am hiểu và nhạy bén với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt đƣợc diễn biến thị trƣờng trong điều kiện khó khăn của các tài sản đảm bảo nhƣ hiện nay.

Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá lại khách hàng theo mức độ tín nhiệm. Kiểm tra lại việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Các phòng ban phải cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về số liệu, những dấu hiệu khả nghi trong việc thu nợ của khách hàng Nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.

Cán bộ tín dụng thƣờng xuyên cập nhật tình hình kinh tế xã hội của vùng, tỉnh. Xu hƣớng phát triển chung của các ngành, để có những chiến lƣợc phát triển cho từng ngành cụ thể, xây dựng hạn mức tín dụng cho từng ngành, từng thành phần kinh tế.

Không nên mở rộng quy mô tín dụng một cách quá mức, mà phải đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng.Trong tất cả các loại hoạt động dịch vụ ngân hàng tuyệt đối không chạy theo doanh số mà ký hợp đồng với những rủi ro tiềm ẩn, an toàn - hiệu quả là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh. Do vậy cán bộ tín dụng cùng với ban lãnh đạo ngân hàng xem xét kỹ các đối tƣợng xin vay trƣớc khi quyết định cho vay, tránh cho vay tràn lan. Đối với ngành Thủy sản, ngân hàng nên phân khúc thị trƣờng và tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, hạn chế cho vay cá thể trong ngành này.

Công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ của các tổ chức tín dụng là một yêu cầu bức thiết, có tính thƣờng xuyên trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài; cần đa dạng hoá hình thức đào tạo (tập trung, và tại chức ngắn hạn, dài hạn, trực tiếp và từ xa…),

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 81 SVTH: TRẦN TÚY HỶ và nội dung đào tạo, riêng đối với đội ngũ cán bộ tín dụng khi đào tạo cần chú trọng đến trình dộ nghiệp vụ, pháp luật, kinh tế kỹ thuật, phẩm chất đạo đức và định kỳ tổ chức hội thảo cán bộ tín dụng giỏi để họ có dịp trao dồi, nâng cao tay nghề, có nhƣ vậy cán bộ nhân viên ngân hàng không cảm thấy lúng túng khi xử lý những tình huống thực tế.

5.2.3 Thu nợ quá hạn:

Ngân hàng nên đẩy mạnh công tác thu nợ quá hạn bằng cách thực hiện các biện pháp nhƣ sau:

Thành lập phòng xử lý nợ xấu, chuyên theo dõi các khoản nợ quá hạn, cử cán bộ theo dõi sát từng khoản nợ và nhắc nhở khách hàng trả nợ

Theo sát các khoản cho vay, khi các khoản vay đã quá hạn thì cán bộ tín dụng theo sát khách hàng, khuyến khích động viên khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ.

Ngân hàng nên phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân. Nên tìm ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan đẫn đến nợ quá hạn của khách hàng để có hƣớng sử lý thích hợp cho từng món. Phân hạn, xếp loại khách hàng có nợ quá hạn.

Nếu khách hàng kiên quyết không trả nợ cho ngân hàng, điều cuối cùng mà ngân hàng có thể làm là kiện khách hàng, sử dụng các biện pháp phát mãi tài sản đảm bảo của khách hàng. Ngân hàng nên đào tạo những nhân viên có kiến thức và am hiểu pháp luật để việc kiện tụng đƣợc giải quyết nhanh chóng ít tốn chi phí cho ngân hàng và đảm bảo vẫn thu đƣơc vốn.

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 82 SVTH: TRẦN TÚY HỶ

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN

Là một chi nhánh ngân hàng thƣơng mại quốc doanh trên địa bàn Vĩnh Long, có vai trò chủ đạo huy động vốn để cho vay, đầu tƣ cho các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế địa phƣơng. Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, trãi qua cuộc khủng hoảng kinh tế đầy biến động nhƣng chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2007-2010 thì ngân hàng cũng đạt đƣợc những bƣớc tiến nhất định. Lợi nhuận hàng năm tăng liên tục cho thấy hoạt động của ngân hàng nói chung có kết quả khả quan. Hoạt động của ngân hàng thì ngày càng mở rộng về quy mô. Ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng của mình là phân phối vốn cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh nhà cũng nhƣ của cả nƣớc.

Về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thì cũng có những bƣớc tiến mà cụ thể hơn hết là về quy mô hoạt động tín dụng không ngừng đƣợc mở rộng. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm và đặc biệt tăng cao nhất là 9 tháng đầu năm 2010. Tuy nhiên điều đáng quan tâm là hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng ẩn chứa nhiều rủi ro, tình trạng nợ quá hạn có xu hƣớng tăng qua các năm và đỉnh điểm là 9 tháng năm 2010. Nguyên nhân là do quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng quá mức trong khi đó nền kinh tế còn nhiều bất ổn, hoạt động của các doanh nghiệp chƣa thật sự ổn định và phát triển, dẫn đến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ,chậm trả nợ cho ngân hàng. Trong đó phải nói đến hoạt động trong lĩnh vực Thủy sản, đây là ngành có tỉ lệ nợ quá hạn cao nhất của ngân hàng. Do tình hình xuất khẩu của ngành này gặp nhiều khó khăn, giá liên tục giảm trong những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010 nên nhiều ngƣời nuôi đã bị thua lỗ. Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng vẫn đang ẩn chứa rủi ro lớn cần đƣợc giải quyết. Vì vậy, trong công tác cho vay thì ngân hàng nên

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)