BỊ GIA DỤNG TRONG NƯỚC
Bộ Công Thương đang thực hiện Chương Trình Dán Nhãn và Tiêu Chuẩn Năng Lượng nhằm loại bỏ các rào cản đã và đang liên tục cản trở việc sản xuất, nhập khẩu, và lựa chọn của người tiêu dùng đối với các thiết bị hiệu quả năng lượng trên diện rộng.
Trước khi thiết kế chương trình thí điểm, hai cuộc điều tra riêng biệt đã được thực hiện ở cả ba miền bắc, trung, và nam Việt Nam. Cuộc điều tra thứ nhất gồm phỏng vấn đại bộ phận các nhà sản xuất, nhập khẩu, hoặc phân phối thiết bị điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh ở Việt Nam để xác định doanh số hàng năm, các kênh phân phối, mức tiết kiệm, và sự quan tâm của họ đối với việc tham gia chương trình tự nguyện dán nhãn tiết kiệm năng lượng loại so sánh. Cuộc điều tra thứ
hai được thiết kế để xác định đặc điểm của người sử dụng điều hòa không khí, thái độ của họ về việc mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và phản ứng của họđối với nhãn so sánh được đề xuất. Kết quả của hai cuộc điều tra này sẽ giúp
định hướng việc thiết kế chương trình thí điểm về dán nhãn, và các kết quả
chính đã tìm được sau hai cuộc điều tra được nêu bật dưới đây.
Điều tra thị trường đối với 31 nhà sản xuất, nhập khẩu, và phân phối thiết bịđiều hòa không khí lớn nhất chỉ ra rằng đã có xấp xỉ 500.000 điều hòa không khí cỡ
nhỏ và vừa được bán trong năm 2008 ở Việt Nam, mức hiệu quả năng lượng dao
động từ rất thấp tới cao, và các sản phẩm sản xuất trong nước không thuộc loại có mức hiệu quả thấp nhất hay cao nhất. Một phát hiện khác là không có mối tương quan mật thiết giữa giá thành và mức hiệu quả của một thiết bị điều hòa không khí.
Trong số 31 công ty tham gia sản xuất, nhập khẩu, hoặc phân phối thiết bị điều hòa nhiệt độ, 12 công ty sẵn lòng tham gia chương trình dán nhãn tự nguyện.
24
Cả hai cuộc điều tra đều cho thấy thị trường sản phẩm điều hòa không khí đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, nhấn mạnh yêu cầu hành động với chương trình tiêu chuẩn và dán nhãn.
Ngoài hai cuộc điều tra, phiên bản hiện tại về tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho thiết bị điều hòa không khí cũng được xem xét lại và so sánh với các tiêu chuẩn đang được sử dụng ở các quốc gia láng giềng. Mức hiệu suất của các thiết bị có tại thị trường Việt Nam cũng được so sánh với mức hiệu suất và việc phân loại mức hiệu suất ở các nước láng giềng khác nhau nhằm xác định các mức có thể sử dụng ở Việt Nam. Việc xem xét này mang lại các kết luận và đề xuất sau.
• Điều kiện kiểm nghiệm cần được chuyển sang T1 tương tự với các nước khác trong khu vực.
• Các mức của nhãn và quy trình kiểm định cần phản ánh lợi ích về năng lượng có được trong thực tiễn nhờ các mô đen (biến tần) nhiều tốc độ. (Kiểm định toàn tải đơn giản không làm được điều này.)
• Các mức của nhãn nên tránh bị lạc hậu bằng cách lấy mức cao nhất tương
ứng với mô đen tốt nhất có trên thị trường quốc tế, và mức thấp nhất thể
hiện hầu hết (nhưng không nhất thiết phải tất cả) các mô đen hiện có ở Việt Nam. Tốt nhất nên thống nhất các mức trong tất cả các dải công suất.
• Nhu cầu vào giờ cao điểm do điều hòa không khí sẽ tăng với tốc độ khoảng 250 MW mỗi năm. Việc áp dụng một chương trình dán nhãn tích cực kết hợp với thông báo về một tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu bắt buộc trong tương lai có thể giảm mức tăng đó xuống còn khoảng 200 MW mỗi năm.
• Không có chương trình dán nhãn, lượng điện sử dụng cho máy điều hòa không khí trong gia đình sẽ tăng với tốc độ 250 GWh mỗi năm. Một chương trình dán nhãn tích cực có thể giảm từ 25 tới 50 GWh trong mức tăng này.